Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2008

Võ Công Thiếu Lâm Tự (1


THÍCH PHƯỚC ĐIỆN

Trích “nguyệt san Võ Thuật” – Số 10,11/1969


THIẾU LÂM TAM PHÁI : Sách Thiếu Lâm Ứng Sự ghi lại một khúc quanh lịch sử khác của Thiếu Lâm, đó là ngày Thiếu Lâm được chia làm 3. Theo nguyên bản chữ Hán thì chữ đại nghĩa là lớn, chúng tôi chỉ để nguyên văn, vì không biết phải dịch như thế nào cho trúng ý với sử liệu – Sử chép :





Bắt đầu từ thời Minh Thành tổ, triều vua Vĩnh Lạc Hoàng đế , khoảng năm 1403 theo Tây lịch. Thiếu Lâm chia làm 3.


1) Thiếu Lâm Nam Phái Tung Sơn

2) Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông

3) Thiếu Lâm Bắc Phái Gia Truyền.


Thiếu Lâm Bắc Phái xuất hiện từ đời Minh Thành Tổ, do một nửa cao đồ siêu đẳng ngoài hạng sáng lập, nguyên vị nữ cao đồ này người họ Âu Dương, lấy chồng và lên lập nghiệp ở Hoa Bắc, sau xuất gia pháp danh là Bạch Vân ni trưởng, thành lập Bắc Phái mà tổ đình là Bạch vân Tự.



Culture - Histoire - Tradition

Lire la suite... | 26 040 caractères de plus | Commentaires ? | : Vietnam

A.M.V. : 7ème Trophée de la Porcelaine - 7ème Trophée de la Porcelaine : Vendredi 29 février 2008 @ 01:25:12(lus37fois)

L'école du LONG HO HOI propose :
Le 7ème Trophée de la Porcelaine
Le samedi 22 mars 2008 à Limoges
de 14h et 18h.
Cette compétition technique et combat, inter-styles et écoles
Le Trophée de la Porcelaine se déroulera au Dojo régional de Limoges.

Dojo régional Chéops 87
55 Rue De l'ancienne Ecole Normale D'instituteur
BP339
87009 Limoges cedex


Annonces - Evenements - Stages ...

Lire la suite... | 3 102 caractères de plus | Commentaires ? | : A.M.V.

Vietnam : Nội công: Nguyên lý và phương pháp : Vendredi 29 février 2008 @ 00:28:10(lus40fois)
Nội công: Nguyên lý và phương pháp


VĂN QUÝ VŨ


Đối với người Đông phương chúng ta, nội công được coi như là một trong những công phu cao nhứt, và là căn bản của nhiều ngành võ thuật.


Có môn phái chỉ áp dụng vài kết quả của nội công trong kỹ thuật riêng của mình, để giúp môn sinh duy trì được khí lực sung mãn trong khi giao đấu. Riêng môn phái Thiếu lâm, thì nội công được đặc biệt quan tâm và chiếm một thành phần chính yếu trong chương trình luyện tập.


Về nguồn gốc và nguyên do phát sinh mật pháp này, chúng tôi xin miễn đề cập tới, vì chắc các bạn đã theo dõi loạt bài “Ta thấy gì qua hình bóng của Đạt Ma Sư Tổ?” của Thích Phước Điện đăng trong báo này từ số 4.


Ở đây, chúng ta cần tìm hiểu nguyên lý căn bản của nó để hiểu các phương pháp tập luyện và nhất là việc áp dụng kết quả thâu lượm được trong các trường hợp thực tế sau này.


Do kinh nghiệm, chúng ta được biết rằng sức mạnh cân đối và sức chịu đựng của mình sẽ tăng gia hay giảm sụt tùy theo lúc tinh thần mình hăng hái phấn khởi hay buồn rầu rũ rượi. Như vậy, có nghĩa là tinh thần đã phản ảnh rõ rệt đến những trạng thái của thể chất, và ý chí sẽ quyết định một phần lớn sức mạnh của con người trong khi chiến đấu.


Đồng thời, chúng ta cũng biết rằng các nguồn năng lực được tập trung đúng chỗ đúng lúc sẽ làm cho tầm hữu hiện tăng tới mức tối đa khi sử dụng.


Phương pháp nội công đã triển khai triệt để hai nguyên lý trên: Tính cách quyết định của tư tưởng trong hành động và mức hiệu dụng tối đa của việc tập trung khí lực.


Hành giả (người luyện tập) sẽ dùng tư tưởng để điều khiển, nhiếp phục tạng phủ của mình. Các luồng khí lực được khởi từ Đơn Điền châu lưu khắp cơ thể rồi lại tập trung về khởi điểm này. (Đơn Điền là trọng tâm thăng bằng của thân thể, điểm trọng yếu của các nhà luyện khí Đông phương)


Các tư thế nội công sẽ giúp cho đường vận hành khí lực được điều hòa và liên tục, hành giả nhờ đó mà tránh được những náo động bất thường, ức chế được cảm xúc của mình: giữ cho tinh thần bình tĩnh, khí sắc tự nhiên và sức lực luôn luôn sung mãn.


Và một khi đã quen vận dụng tư tưởng để điều khiển nội lực theo ý muốn, cũng như người kỵ mã khuất phục được con ngựa bất kham, hành giả có thể tập trung sức lực ngay tức khắc tại bất cứ điểm nào trên cơ thể để sẵn sàng ứng phó với các lực sung kích từ bên ngoài đưa tới. (Đó là trường hợp của những võ sư đã chịu cho các tảng đá dằn mạnh lên người, đánh mạnh thanh sắt vào dưới mạn sườn mà không chút hề hấn).



Culture - Histoire - Tradition

Lire la suite... | 30 617 caractères de plus | Commentaires ? | : Vietnam

võ-thuât : Grand Stage GRATUIT de Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam 8 et 9 Mars 2008, à la porte de Paris : Jeudi 28 février 2008 @ 03:43:23(lus214fois)
:: ::

Grand Stage GRATUIT

de Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam

les 8 et 9 Mars 2008, à la porte de Paris

<---- document à télécharger (clic droit)

ERRATUM : le samedi 14h30 et pas 13h30



Annonces - Evenements - Stages ...

Lire la suite... | 2 775 caractères de plus | Commentaires ? | : võ-thuât

Photos : biểu diễn võ thuật : Jeudi 28 février 2008 @ 02:01:44(lus38fois)
biểu diễn võ thuật

môn phái võ thuật Cổ Truyền Việt Nam
Actualité - News

Commentaires ? | : Photos

Vietnam : Thi võ đời Gia Long (tiếp theo) : Jeudi 28 février 2008 @ 01:30:09(lus48fois)
Thi võ đời Gia Long (tiếp theo)


TỪ HẢI

Trích “Nguyệt san VÕ THUẬT”- Số 5/69


THỂ LỆ THI CỬ


Thi Hương cũng như thi Hội thí sinh đều phải qua kỳ : xách tạ, múa côn, sang và bắn súng hiệp.


THI HƯƠNG


Kỳ thứ nhất : Xách Tạ





Thí sinh phải xách một quả tạ nặng đúc bằng chì, nặng một tạ hai, một tạ của ta bằng 60 kg. Thí sinh phải xách bằng hai tay hai quả và đi ít nhất là một quãng là 8 trượng trở lên. Nếu xách một quả phải đi gấp đôi, nghĩa là 16 trượng. Đi được 8 hay 16 trượng. được kể là thứ hạng. Đi dưới 8 hay 16 trượng được xếp liệt hạng. (Mỗi trượng bằng 6 mét).


Thí sinh đi được 12 hoặc 24 trượng, tùy xách một tay hay hai tay được kể là bình hạng.


Nếu đi được 16 hay 32 trượng được chấm ưu hạng (theo Toan Ánh).


Ông Phạm Văn Sơn viết về kỳ thi thứ nhất : Cử trương là phải xách hai quả cân hay tạ bằng hai tay đi vòng quanh 50 trượng, đủ 3 vòng mà không sa xuống, thế là trúng cách.


Kỳ thứ nhì : Múa côn, sang


Toan Ánh viết : dưới triều Minh Mạng kỳ này gồm múa côn đánh quyền và đấu gươm mộc, đấu gươm mộc đôi bên dùng võ lăn khiên đấu với nhau.


Đến đời Thiệu Trị, việc thi cải cách lại và bắt các võ sinh phải múa côn và múa sang.


Múa côn : Cây côn nặng nửa tạ, tức là 30 kg, võ sinh cầm vào khoảng một phần ba, vừa đi vừa múa, nhảy nhót, đấm đánh, theo những thế võ về cách sử dụng côn, né tránh, đỡ gạt tùy lúc. Vừa múa vừa đi được ngoài 60 trượng là ưu hạng, ngoài 50 trượng là bình hạng, ngoài 40 trượng là thứ hạng. Đi không được 40 trượng bị loại là liệt hạng.



Culture - Histoire - Tradition

Lire la suite... | 34 616 caractères de plus | Commentaires ? | : Vietnam

võ-thuât : GRAND FESTIVAL D'ARTS MARTIAUX - 11-12-13 Avril 2008 : Mercredi 27 février 2008 @ 03:54:30(lus72fois)
Jean-François LENOGUE, organise

un GRAND FESTIVAL D'ARTS MARTIAUX
comprenant : Compétitions et Démonstrations
les 11-12-13 Avril 2008 à Chatenay Malabry

Au programme de ces 3 jours :
- vendredi 11/04 de 19h à 24h Démonstrations d'Arts Martiaux Vietnamiens et des sports de combat
- samedi 12/04 de 19h à 24h Compétition de combat Freefight (avec de grands champions)
- dimanche 13/04 de 9h à 18h Compétition Technique et combat d'Arts Martiaux Vietnamiens

informations et inscriptions : LENOGUE Jean-François - Tél 06.79.65.36.50

Actualité - News

Commentaires ? | : võ-thuât

Vietnam : Võ thuật Trung Hoa: BẠCH HỔ QUYỀN : Mercredi 27 février 2008 @ 01:22:06(lus63fois)
Võ thuật Trung Hoa: BẠCH HỔ QUYỀN



Bảo Bình

Trích “Nguyệt san Võ Thuật” ngày 1-2-1969

LTS. – Trung Quốc là một nước có một nền văn minh cổ nhất hoàn cầu, mọi nguồn văn hóa Đông Phương phần lớn nhất đều phát sinh từ đó. Các bộ môn triết học, võ thuật, võ học đều được sáng tạo và trưởng thành ở Trung Quốc sau đó mới truyền sang các nước láng giềng. Riêng bộ môn võ thuật của Trung Quốc cũng đủ làm kinh động các dân tộc nhược tiểu lân bang. Ngày nay khắp năm châu người người đều hâm chuộng và luyện tập các môn Thiếu Lâm, Võ Đang, Âm Dương, Bát Quái, .v.v.. Tại Việt Nam ta, những môn trên đã trở thành quen thuộc từ lâu, duy chỉ có môn Bạch Hổ Quyền là ít người được biết tới. Sở dĩ như vậy là vì người Tàu thường vốn tính hay dấu, những võ sư không nhận nhiều đồ đệ và sự cấm đoán truyền bá rộng rãi hầu như là một vấn đề quyết định, vì vậy đã làm thất truyền một số quyền pháp kể không phải là ít. Bạch Hổ Quyền gần như ở vào trường hợp trên. May mắn thay, Bảo Bình đã học được môn quyền này và rộng rãi cho chúng ta biết một số công phu luyện tập của môn phái.





Trong thân thể con người có nhiều tử nguyệt, chẳng hạng như Bá hội nguyệt, Cự quan nguyệt, Đan điền nguyệt v.v… Nhưng trong số đó “hạ bộ” là môn tử nguyệt yếu nhược nhất.


Thật vậy, đối với các tử nguyệt khác, người giỏi võ có thể dùng ngoại công chống đỡ hoặt dùng chân khí bảo vệ. Trong khi đó một người dù khỏe mạnh hay nội, ngoại công siêu đến đâu nếu bị đánh trúng hạ bộ cũng ngã tức khắc.

Điều đó dù người không biết võ công cũng thấu rõ. Thế mà hầu hết các võ phái lại không chú ý đến điều đó, hoặc giả nếu có cũng chỉ qua loa.


Nhận thấy chỗ thiếu sót đó, một vị võ sư người Trung quốc tên Lâm đạo Thai, sau khi đã học qua nhiều môn võ và sau nhiều năm gia công nghiên cứu ông đã chế biến ra một môn võ mới, chuyên tấn công vào hạ bộ gọi là “Bạch Hổ Quyền”.


Gọi là Bạch Hổ Quyền, bởi vì nhân một hôm Lâm Đạo Thai đang đi du ngoạn trên ngọn núi nọ, bất chợt trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột khổng lồ đang giao đấu. Ông dừng lại xem. Con cọp trắng có vẻ thất thế trước một địch thủ quá to lớn.


Culture - Histoire - Tradition

Lire la suite... | 46 602 caractères de plus | Commentaires ? | : Vietnam

võ-thuât : Shooto de Belgique N°IV - Mars 2008 : Mardi 26 février 2008 @ 02:22:15(lus60fois)
Shooto de Belgique N°IV
Le 23 Mars 2008

Jean-Francois Lenogue (FRA) recontrera Siyar Bahadurzada (AFG)

Olivier MILLIER blessé lors de sa dernière compétition de pancrace à Marseille
ce mois-ci, ne sera pas présent, sur ce grand évenement.

Sans oublier nos amis du team de Haute Tension:
David BARON et Casimir BENDY, combattants lors de ce Shooto 4.

C'est l'excellent Jean-Marie MERCHET qui sera leur coach à tous les trois,
un sacré avantage.

Bonne chance à eux !!!

http://vo-thuat.net/index.php?op=edito

http://www.kienthucvothuat.com/YaBB.pl

THIẾU LÂM SƠN ĐÔNG BẮC PHÁI


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MÔN PHÁI




Khởi thuỷ Thiếu Lâm Sơn đông Bắc Phái

Chùa Thiếu lâm là đất hội võ của Trung Quốc thời xa xưa, là nơi tụ hợp tinh hoa võ thuật mười phương, từ đó hình thành một môn phái Thiếu Lâm được người đời hết sức tôn sùng.
Có thể nói, các môn phái sau này đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm, nhờ các bậc danh gia về võ thuật sáng tạo, biến đổi các chiêu thức và tự tìm cho riêng mình những nét đặc trưng mà tạo thành các môn phái khác nhau. Mỗi môn phái đều có điểm mạnh, điểm yếu và sở trường riêng, các đòn đánh mang phong cách đặc trưng của môn phái đó.
Bắt đầu từ thời Minh Thành Tổ, triều vua Vĩnh Lạc Hoàng Đế (Khong năm 1403 theo tây lịch), Thiếu Lâm hình thành ba dòng chính:



Thiếu Lâm Nam Phái Tung Sơn.
Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái (TLSDBP).
Thiếu Lâm Bắc Phái Gia Truyền.


TLSDBP ra đời do công lao của một vị võ nữ siêu phàm sáng lập nên.
Dưới thời nhà Minh, dòng họ Âu Dương giàu có ở Tô Châu mộ tiếng chùa Thiếu Lâm, đã gửi có ba người con là: Âu Dương Tòng Đức, Âu Dương Tòng Bình và Âu Dương Minh Châu (nữ) lên núi Thiếu Thất tầm sư học đạo. Trải qua công phu rèn luyện, cả ba đã trở thành những võ lâm cao thủ có võ công thâm hậu lại có óc sáng tạo sâu rộng. Sau này Âu Dương Minh Châu tiếp tục nghiên cứu và bà đã sáng lập ra một chi phái mới của Thiếu Lâm ở miền Bắc đất Hoa Hạ, đó là TLSĐBP nổi tiếng nhất trong võ lâm nhờ các công phu về ngạch công, trong đó Ưng trảo công là môn công phu bậc nhất. Qua nhiều thế hệ, các danh gia võ thuật tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm hình thành nên các đặc thù riêng của TLSĐBP.

http://shaolinvn.com/

10 bài võ quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Links download 10 bài võ quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (bản đẹp):


1. Bát quái côn :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/bat%20quai%20con(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/bat%20quai%20con.DAT

2. Độc lư thương :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/doc%20lu%20thuong%20(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/doc%20lu%20thuong.DAT

3. Hùng kê quyền :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/hung%20ke%20quyen%20(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/hung%20ke%20quyen.DAT

4. Huỳnh long độc kiếm :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/huynh%20long%20doc%20kiem(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/huynh%20long%20doc%20kiem.DAT

5. Lão hổ thượng sơn :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/lao%20ho%20thuong%20son%20(%20nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/lao%20ho%20thuong%20son.DAT

6. Lão mai quyền :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/lao%20mai%20(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/lao%20mai.DAT

7. Ngọc trản quyền :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/ngoc%20tran%20quyen(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/ngoc%20tran%20quyen.DAT

8. Siêu xung thiên :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/sieu%20xung%20thien%20(%20nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/sieu%20xung%20thien.DAT

9. Thái sơn côn :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/thai%20son%20con%20(%20nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/thai%20son%20con.DAT

10. Tứ linh đao :

http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/tu%20linh%20dao(nhanh).DAT
http://vocotruyen.jweb20.com/10baiquydinh/tu%20linh%20dao.DAT

---------------------------------
http://vocotruyen.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=144&Itemid=99

Cực chẳng đã


Giadinh.net - Võ sư Nguyễn Văn Thắng kể: suốt cả đời luyện võ nhưng chỉ có hai lần "cực chẳng đã" ông phải dùng công phu thượng thừa "giải quyết" chuyện đời. Đến giờ ông vẫn còn thấy day dứt.

Tập ngáp, tập nghiến răng, tập nhai... đá sỏi

Mỗi một bài quyền hay những môn công phu đặc dị đều là sự khổ luyện, giờ nghĩ lại, nhiều lúc võ sư Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo lừng danh, cũng thấy nổi da gà.

Thiết xa chưởng là một ví dụ. Cha ông đưa cho ông 12 cây đũa thẳng tắp, được ông tự vót từ thân tre già. Tháng đầu tiên, bằng tay không, một chưởng, ông phải cắm ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng. Sợ hãi nhất là tháng đầu tiên. Nếu vận khí không tốt thì chiếc đũa không những không cắm xuống đất mà còn xuyên ngược vào tay mình.

Tháng thứ hai, vẫn một chưởng nhưng phải cắm liền lúc 2 chiếc đũa. Tháng thứ ba là 3 chiếc, đến tháng 12 thì cả 12 chiếc phải cắm được ngập thân trong lòng đất.

Thiết xa chưởng của võ sư Thắng bây giờ có lẽ chẳng ai bì kịp. Đã rất nhiều lần ông kê bàn tay của mình trên nền nhà để mọi người thẳng tay cầm vồ gỗ mà nện thoả sức chẳng khác nào đưa tay vào cối để giã, trong khi ông vẫn đang tươi cười nói chuyện.

Từ trước đến giờ, làng võ vẫn thừa nhận, khẩu lợi công của Thăng Long võ đạo là thiên hạ vô song. Võ sư Thắng bảo, chính bởi luyện môn công phu đặc dị này mà hàm răng trên của ông đã mòn vẹt, thành hình vòng cung trông rất khác người.

Theo võ sư Thắng, luyện khẩu lợi công đòi hỏi người tập luyện phải có lòng kiên nhẫn, và một quyết tâm bền bỉ, sắt đá. Ban đầu, người học chỉ tập mỗi động tác... ngáp. Một ngày cứ thế ngồi ngáp đến cả vạn lần. Sau tập ngáp là tập nghiến răng. Tư thế nào thì cũng chỉ chú tâm vào việc... day “bộ gặm nhấm” ấy.

Sau động tác đó, người luyện chuyển sang ngậm sỏi, nhá sỏi. Khi răng, hàm đã cứng, đã có lực thì chuyển sang nâng, nhấc, kéo những vật nặng. Ban đầu thì nhấc những túi cát nặng chừng 10 kg, sau đó tăng dần... thành chiếc cối đá nặng đến nửa tạ.

Trước đây, năm 1989, Liên hoan Võ thuật cổ truyền toàn quốc, võ sư Thắng khi đó nặng chỉ 52 kg nhưng đã dùng khẩu lợi công nhấc cả chiếc bàn với đỉnh đồng, nến, hạc, kiếm, ảnh Đạt Ma Sư tổ... nặng đến xấp xỉ 80 kg.

Sau mấy chục năm tu luyện, bây giờ, khẩu lợi công của võ sư Thắng đã đạt tới mức thượng thừa. Ông bảo, với hàm răng thép của mình, ông có thể nhai vỡ liền lúc mấy trăm chiếc cốc thuỷ tinh.

3 tạ - quá nhẹ !

Bởi là môn phái có những công phu dị thường nên rất nhiều lần Thăng Long võ đạo được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội mời đi biểu diễn giao lưu với các đơn vị khác.

Võ sư Thắng bảo, đến giờ ông vẫn còn ấn tượng với lần lên Hoà Bình biểu diễn khí công cho các công nhân của Nhà máy Thuỷ điện sông Đà xem. Sở dĩ ông nhớ lần trổ tài kinh hồn ấy là bởi, khi về, ông đã bị họ hàng mắng cho một trận te tua. Ai cũng bảo, ông học lắm rửng mỡ, đùa với chính mạng sống của mình.

Ông kể, lần ấy, bởi được báo hơi muộn, chưa kịp chuẩn bị tiết mục gì lạ nên ông đành chọn môn khí công chịu lực. Vật dụng để biểu diễn là khối bê tông nặng gần 3 tạ, ông mượn tạm từ bể nước của khu tập thể gần nhà mình.

Tại công trường, khi các công nhân đã quây quần đông đủ, sau khi phô diễn những bài quyền cước đẹp tựa phượng múa, rồng bay thì tiết mục khí công chịu lực mở màn. Vị võ sư thân thể gầy nhẳng như que củi vận khí nằm im trên nền gạch. Khối bê tông 3 tạ được cần trục đưa tới, từ từ đặt nên người ông. Mọi người nín thở sợ hãi. Khi khối bê tông đã yên vị thì hai lực sĩ hai bên, mím môi mím lợi dùng búa tạ, nhè khối bê tông mà quai thật lực. Quai sã cánh tay mà khối bê tông không chịu vỡ, người võ sĩ bên dưới vẫn cứ nằm im thin thít, chẳng chút chau mày.

Không tin vào mắt mình, hai chuyên gia Liên Xô lực lưỡng nhảy vào, giằng lấy búa, đập tiếp. Lại một thôi một hồi những tiếng búa chan chát vang lên, nhưng khối bê tông vẫn trơ trơ. Người nằm dưới thì vẫn nét mặt thản nhiên như đang ngẫm nghĩ điều gì mông lung lắm. Mỏi tay, hai chuyên gia đành buông búa, trầm trồ thán phục.

Khi khối bê tông được nhấc ra, mọi người đã ùa vào sờ sờ nắn nắn khắp người vị võ sư tài giỏi. Họ ngạc nhiên bởi không hiểu thân hình vị võ sư được “kết cấu” bằng gì!?





Xuất chiêu vì... chiếc săm xe đạp

Trong suốt cả đời luyện võ, chỉ có hai lần ông cực chẳng đã phải đại phá... “xã hội đen”.

Lần thứ nhất xảy ra cách đây đã hơn 20 năm. Chiều ấy, bởi vợ đang mang bầu, sắp sinh, ông đạp xe lên mạn hồ Hoàn Kiếm đón. Qua ngã tư Tràng Tiền, chẳng hiểu thế nào xe của vợ chồng ông bị xịt lốp. Thấy thế, toán sửa xe (toàn những tay thanh niên, mặt mày bặm trợn) ở gần đó đã lôi xềnh xệch xe của ông vào đòi sửa.

Thử săm, một gã bảo, bị thủng 3 lỗ lớn, phải vá thì mới đi được. Vá xong, trả tiền, ông giật mình khi gã đó phát giá bằng đúng nửa tháng lương bác sĩ của mình. Biết đã gặp bọn xấu bắt chẹt khách nhưng ông từ tốn xin chúng giảm giá, nhưng dù trình bày thế nào thì chúng cũng chẳng chịu nghe, thậm chí, còn hùng hổ đe dọa.

Cực chẳng đã ông đành bảo vợ ở lại, để mình chạy bộ về nhà lấy tiền. Rửa tay nhờ chậu nước thử săm xe, ông đã tá hoả khi phát hiện, trong chậu nước đục ngầu có một miếng cao su, được cắm những chiếc đinh nhọn hoắt. Thảo nào, khi nãy, xe của ông bị hết hơi rất chậm mà khi thử đã có đến ba nốt thủng.

Cầm miếng cao su cắm đinh ấy, ông quyết định vạch mặt quân gian trá. Bị lật mặt, đám thợ sửa xe sửng cồ, chúng đè ngửa xe ông ra, tháo lấy săm và cắt nát tươm. “Xử lý” song cái săm, thằng cầm búa, đứa cầm kéo đòi tính sổ “vợ chồng thằng nhiều chuyện”. Uất ức, ông quyết định dạy cho bọn chúng một bài học nhớ đời. Nói thầm với vợ tạm lánh sang bên kia đường, ông ra tay.

Lúc này, dân đi đường túm lại rất đông, ai cũng lo cho chàng thanh niên mảnh khảnh, nhưng sợ nên chẳng ai dám can ngăn. Thấy vợ đã ra khỏi “vùng nguy hiểm”, ông xuất chiêu luôn. Bốn năm tên đồng loạt lao vào nhưng chỉ trong chớp mắt, đứa thì ngã sõng xoài dưới cống, đứa thì lộn lên hè kêu la thảm thiết.

Thấy chiến hữu đều bị hạ đo ván một cách khó hiểu, có tên từ phía sau, chực vung búa lên đánh lén. Thấy mọi người chỉ, ông quay phắt lại. Gặp ánh mắt sắc lẹm của ông, tên này chân tay bủn rủn. Buông “vũ khí” trên tay, hắn co cẳng chạy. Thấy ông ra tay ngoạn mục, dân bên đường đồng loạt vỗ tay thán thưởng. Sau này, những người dân quanh đó nói bọn chúng đều là những phần tử “thương tích đầy mình”.

3 trận chiến - 1 kẻ thù

Lần ra tay thứ hai, ông bảo, đó là cuộc chiến dai dẳng, khó chịu. Mở lớp dạy võ tại nhà (phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông luôn bị đám đầu gấu ở quanh khu vực đó quấy nhiễu. Môn đệ của ông liên tục bị chặn đường xin đểu, lúc thì lại bị mất đồ xe máy.

Một hôm, có môn sinh báo mất cốp xe, bực mình ông liền đi gặp mấy tên lưu manh ấy để “làm cho ra nhẽ”. Gặp nhau ở quán nước, hỏi thì thằng nào thằng ấy đều chối đây đẩy. Biết có hỏi nữa cũng chẳng được gì, thất vọng, ông đứng dậy ra về. Để răn đe chúng, khi đứng dậy, tiện tay, ông đã vỗ luôn một chưởng vào bức tường rào gần ấy. Cú đòn răn đe ấy đã làm bức tường sụt một mảng lớn.

Sau đấy vài hôm, đám lưu manh bị công an bắt. Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, trong đó có cả việc “nhảy đồ” ở lò võ của võ sư Thắng. Bị phạt tù, chúng uất ức cho rằng chính vị võ sư là người tố giác hành vi phạm tội của mình. Chúng nung nấu ý định trả thù.

Năm 1987, sau khi thụ án 2 năm, mấy tên trong băng nhóm đó mãn hạn. Về nhà, chúng tuyên bố, việc đầu tiên để “làm lại cuộc đời” là tìm “gã” võ sư đáng ghét để rửa hận. Võ sư Thắng kể, sáng ấy, đang ngồi ăn phở ở đầu phố thì thấy chúng chừng 7, 8 tên, lăm lăm trên tay “hàng lạnh”, hùng hổ kéo nhau vào quán.

Biết chúng kiếm mình gây sự, ông chuyển lại tư thế ngồi, quay lưng vào tường và vẫn đủng đỉnh ăn như không có chuyện gì. Liếc thấy có tên lao vào, ông đứng phắt dậy, tay trái gạt chiếc chai hắn đang nện tới, tay phải dùng đũa dứ ngay trước mặt. Có lẽ biết nếu ông xuống tay thì đôi mắt của mình coi như hỏng, tên này sợ hãi đẩy đồng bọn lùi ra. Ông cũng thủ thế từ từ bước ra ngoài. Biết không thể đánh trực diện ông, chúng cũng nháy nhau giải tán.

Đêm ấy, kéo thêm cả chục tên lưu manh nữa, chúng đến thẳng cửa nhà ông chửi bới om sòm. Không thể lảng tránh, một mình ông xách kiếm mở cửa bước ra. Thanh kiếm sáng loáng trên tay, ông cứ thế múa vun vút. Nhìn sắc mặt, nghĩ là ông không doạ nên chẳng đứa nào dám xông vào ẩu đả.

Công an ập đến, tất thảy được đưa về phường. Tưởng sau lần ấy, chúng thôi giở thói du côn, ỷ đông hiếp yếu, nào ngờ, chúng vẫn tuyên bố, gặp ông ở đâu là đánh chết luôn ở đó. Và, đã vài lần chúng dao búa phục ông ở cổng bệnh viện nhưng được mọi người báo, ông đều lánh mặt an toàn.

Thấy không đánh thì không yên nên một buổi đi làm về, ông quyết định ra đòn. Hôm ấy, biết chúng tụ tập phục mình ở cổng bệnh viện, ông gửi lại xe và chiếc cặp da trên tay, ông thủng thẳng rảo bộ về nhà. Thế nhưng, vừa ra đến cổng, đám lưu manh trên đã ập tới.

Chẳng nói thêm gì nữa, ông xuất đòn luôn. Như con thiêu thân, lần lượt cả 4 tên đều bị ông hạ đo ván. Sau trận ấy thì ông đã "bình yên vô sự". Sau này, gặp lại ông, chúng vẫn rối rít gọi ông là “đại ca”, còn cảm ơn vì hôm ấy, ông đã nương tay, ra đòn chưa hết sức!

Nội công bí kíp của Thăng Long võ đạo bây giờ đã nổi như cồn. Các võ sinh đến theo học ngày một đông. Võ sư Thắng bảo, bây giờ, môn phái ông đã có trên 2.000 môn sinh. Bởi là một bác sĩ, nên ông muốn dùng chính nội công lừng danh của môn phái vào việc cứu người. Khí công trị liệu, ấy là một sở trường của Thăng Long võ đạo, hiện đang được rất nhiều bệnh nhân ở Hà Nội theo học để tự cứu mình.

(Còn nữa)



Đào Thanh Tuy - giadinh.net.vn

Mot món quà" đặc biệt, ấy là rượu.


Giadinh.net - Trận ác đấu diễn ra vô cùng gay cấn. Chàng trai đại diện cho chính nghĩa bị đối phương tấn công bằng những chiêu thức công phu hủy diệt, sinh mạng như đèn dầu leo lét. Thế nhưng, trong cơn nguy khốn ấy, đại hiệp may mắn được viện trợ khẩn cấp bằng một..."món quà" đặc biệt, ấy là rượu.

Nốc ừng ực cả vò rượu lớn, chàng trai rơi vào trạng thái say mèm, chân lảo đảo, mắt lờ đờ. Đối thủ thấy vậy bèn nhào tới tung đòn quyết định.

Thế nhưng, lạ thay, quyền cước của hắn chỉ tung vào không khí. Tránh né tài tình, đại hiệp vừa kịp tung ra những chiêu thức hạ gục đối thủ... Đòn thế mà đại hiệp kia sử dụng là gì mà quỷ khốc thần sầu, chuyển nguy thành an như vậy?

Đi tìm "cha đẻ" võ say

Đó là Tuý quyền, cũng là bài võ thường thấy trên phim ảnh của Trung Quốc (khán giả Việt Nam từng biết đến bài quyền này qua bộ phim Hoàng Phi Hồng do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai). Và, cũng chính bởi sự hấp dẫn bài võ này... trên phim mà bấy lâu Túy quyền đã trở thành "đặc sản" của võ học Đại lục, với các lời đồn đoán nửa hư, nửa thực.

Trong quá trình đi tìm chân tuớng bài quyền trứ danh này, điều vô cùng kinh ngạc là ngay tại Việt Nam cũng có Tuý quyền, hiện nó nằm trong tay một vài cao thủ của làng võ Việt Nam.

Tìm hiểu về bài võ độc đáo này, người đầu tiên tôi nghĩ đến là võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng môn phái Hoa quyền, bởi có lần tôi thấy ông biểu diễn quyền thuật rất dẻo, có những nét giống những chiêu thức trác tuyệt của Tuý quyền. Thế nhưng, cao thủ Hoa quyền này bảo, môn phái của ông tuy nổi danh với rất nhiều những bài võ có chọn lọc, chỉnh biên từ võ Tàu, nhưng túy quyền thì không.

Rất may là võ sư Tín cũng khẳng định, ở Việt Nam có Túy quyền, nhưng rất ít môn phái sở hữu nó, những cao thủ thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Võ sư giới thiệu cho tôi hai môn phái mà bấy lâu, Túy quyền của họ đã được làng võ Việt Nam thừa nhận.

Theo sự giới thiệu ấy, tôi tìm đến võ sư Băng Sơn, hiệu là Bắc Phong chân nhân, Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia. Như nhiều người đã biết, võ sư Băng Sơn ngay từ nhỏ đã theo sư phụ Lý Chấn Hòa, người Trung Quốc, sống tại Việt Nam, Chưởng môn đời thứ 44 của môn phái Thiếu lâm Phật gia luyện võ.

Sau khi Lý sư phụ về nước, ông lại vào Nam bái Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh, môn phái Côn Luân làm thầy. Kế đến, ra Bắc, ông tiếp tục tôi rèn võ công cùng lão võ sư Trần Công, hiệu là Huyền Công Đạo, môn phái Không Động.

Mấy chục năm lăn lộn trên giang hồ, được tiếp cận với nhiều bí kíp, tinh hoa võ học nhưng võ sư Băng Sơn bảo, thứ mà ông thích thú nhất, đó là được học Túy quyền với Lý sư phụ từ khi còn nhỏ. Sau này, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, võ sư Băng Sơn đã nâng tầm Túy quyền của mình lên một cảnh giới cao hơn.




Võ sư Băng Sơn cho biết, hiện tại ngay cả Trung Quốc vẫn chưa biết ai là người sáng tạo ra Túy quyền. Theo truyền thuyết thì bài võ này bắt nguồn từ trận hỗn chiến của 8 vị tiên trong thần thoại Trung Hoa, bởi thế nó còn có tên là Túy Bát tiên.

Tương truyền, sau khi tu luyện đạt đến trình độ thượng thừa, bát tiên (gồm Chung Ly Quyền, Lam Thái Hòa, Tào Quốc Cữu, Lữ Động Tân, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô, Trương Quả Lão, Lý Thiết Quải) được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho nhiệm vụ diệt quái trừ yêu, bảo vệ lương dân. Một lần, vượt biển trừ yêu, bởi sóng to nên thuyền của bát tiên bị đánh đắm khiến cả tám vị chìm nghỉm ở giữa biển khơi.

Kính trọng bát tiên, long cung mở tiệc ăn mừng nhân chuyến hội ngộ kỳ duyên đó. Rượu say bí tỉ, với bản tính thích giỡn đùa, quậy phá, bát tiên đã đánh lộn với binh tôm tướng cá, gây náo loạn long cung. Kịch chiến trong lúc say, nhưng với võ công siêu đẳng, bát tiên vẫn thi triển những chiêu thực võ thuật vô cùng đẹp mắt. Sau cùng không muốn màn "siêu quậy" của bát tiên thêm nữa, Long Vương đành phải để bát tiên đi.

Thế nhưng, bởi đó là trận chiến long trời nở đất, nên hình ảnh tám vị tiên say đánh lộn đã in bóng lên trời. Thấy hình ảnh 8 vị tiên đi quyền đẹp mắt, người hạ giới cứ ngó mà học theo. Túy quyền xuất hiện từ dạo đó.

Theo võ sư Băng Sơn, đến bây giờ, tranh, tượng mô phỏng hình ảnh "Bát tiên quá hải" vẫn còn được treo, thờ trong nhiều gia đình Trung Quốc. Trong những bức tranh hay tượng ấy, mỗi vị tiên thể hiện một thế đứng đặc biệt của mình, tượng trưng cho một thế võ của Túy quyền.

Ngoài Bát tiên, trong đời sống văn học, nghệ thuật của Trung Hoa cũng xuất hiên nhiều nhân vật mà cuộc đời đã thành một biểu tượng cho tinh thần trượng nghĩa, lấy chính trực, quân tử để chiến thắng bạo tàn, dối trá. Theo võ sư chưởng môn Võ lâm Phật gia thì họ đều có bí kíp... võ say và cách thức thi triển công phu độc đáo của họ đã thành tên của một số bài Tuý quyền sau này.

Người đam mê văn học, võ thuật không thể không biết tới những trận say nghiêng ngả của hành giả Võ Tòng, một nhân vật giàu cá tính trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am. Những trận say quên trời đất của vị hành giả ấy đã là nguồn cảm hứng để võ lâm sáng tạo một loạt những chiêu thức tuý quyền có tên là Võ Tòng tuý tửu. Trong số ấy tiêu biểu có trận đả hổ tại đồi Cảnh Dương, say đả Tưởng Môn Thần, đại náo Phi Vân phố...

Cũng trong tiểu thuyết lừng danh ấy, một "ông tổ" của tuý quyền đã được Thi Nại Am, sau này là phim ảnh Trung Quốc mô tả vô cùng rõ nét, đó là nhà sư tính tính lỗ mãng nhưng rất đáng yêu Lỗ Trí Thâm. Thật hiếm khi thấy nhân vật này xuất hiện mà không có nậm rượu bên mình. Bởi luôn sống trong tình trạng... say xỉn nên hoà thượng này đã để lại nhiều trận đánh kinh hồn bạt vía. Trong số những trận đánh bởi ma men điều khiển ấy hẳn nhiều người không thể nào quên trận "tuý đả sơn môn", say giao đấu với cả trăm vị hoà thượng tại chùa trên Ngũ Đài Sơn.

Khi nhắc đến môn võ độc đáo này, theo võ sư Băng Sơn thì không thể không nhắc tới một "ông tổ" nữa đó là... Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Với trận say nghiêng ngả này, lão Tôn đã một mình đại náo thiên đình bằng những động tác võ thuật vô cùng uy lực. Bởi trận chiến làm thiên binh thiên tướng thất điên bát đảo này, chúa tể của Hoa Quả sơn đã là nguồn cảm hứng để làng võ sáng tác ra những chiêu thức ảo diệu trong Tuý hầu quyền.

Tuyệt kỹ của đệ tử... Lưu Linh?

Trên phim ảnh, thường thì những người thi triển tuý quyền đều ở trạng thái say bí tỉ, không phân biệt thế nào là thật giả, đúng sai. Mắt thì lờ đờ, điệu bộ thì liêu xiêu, ngật ngưỡng. Rượu càng nhiều thì võ càng thăng hoa, uy lực.

Phải chăng, muốn sử dụng được Tuý quyền thì người luyện võ phải luyện thêm cho mình khả năng... uống rượu?

Trao đổi điều này với võ sư Băng Sơn, ông khẳng định: Không có chuyện rượu vào... võ ra như trên phim. Cốt lõi của tuý quyền là hình say chứ ý không say, bước say chứ tâm hoàn toàn tỉnh táo. Cụ thể hơn, Tuý quyền là bài võ có quyền pháp bắt chước hình ảnh của người say chứ không phải thực say. Hình ảnh người say trên phim ảnh đó chỉ có tính chất nghệ thuật, hư cấu, những nhà làm phim muốn khắc họa một cách ẩn ý triết lý cốt lõi của bài võ độc đáo này.

Triết lý đó là dù thân thể có say đến mấy thì tâm người luyện võ vẫn phải tỉnh táo. Còn thực tế, rượu đã say mèm, đứng còn không vững thì đừng nói chuyện... đánh đấm.

Tuý quyền tiềm ẩn sức mạnh trong các thế đứng và vồ. Khi chiến đấu, người võ sĩ phải vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn nhãn pháp (mắt), thủ pháp (đòn tay), cước pháp (đòn chân) và thân pháp (di chuyển, thân người võ sĩ luôn ở trạng thái khật khưỡng, hoặc uốn từ đông sang tây, vươn ngẩng về phía trước, hay ngửa gập ra phía sau).

Túy quyền kết hợp nhiều động tác tay nhưng ấn tượng và đặc trưng nhất vẫn là động tác nâng chén rượu mời. Còn thân pháp thì chú trọng đến thế ngã, lăn lộn, tung người. Trong tất các các thế này đều chứa đựng cả thế công và thủ. Cước pháp thì đặc trưng là những "cú đá người què" như đá móc, nằm đá...

Tuý quyền "madein Việt Nam"

Cũng nhờ sự giới thiệu của võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng Hoa quyền mà tôi đã được tận mắt chiêm ngưỡng nét hoa mĩ, hài hước ở những chiêu thức Túy quyền do chính tác giả của bài võ ấy, lão võ sư Trần Hưng Quang, Chưởng môn phái Bình Định Gia, biểu diễn.




Lão võ sư Trần Hưng Quang (từng đóng vai Ốc trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) tuổi đã ngoại bát tuần nhưng còn minh mẫn lắm. Quê gốc ở đất võ Bình Định, sớm được các danh sư nổi tiếng truyền thụ võ công nên khi ra Hà Nội, ông đã làm rạng danh võ phái Bình Định Gia của mình.

Hoà cùng các bài võ đã đi vào truyền thống của Bình Định, mới đây, lão võ sư còn "trình làng" những chiêu thức võ công mới, do ông tự sáng tác có tên chung là Tuý quyền, được làng võ vô cùng hâm mộ.

Lão võ sư cho biết, các chiêu thức trong Tuý quyền của môn phái ông không phỏng theo bất cứ môn phái nào, đó là kết quả của cả đời lăn lộn, nghiên cứu, nghiền ngẫm, đúc kết của riêng cá nhân ông. Bởi tuổi đã cao, chân tay đã yếu nên các động tác quăng quật, tung người, lăn lộn của lão võ sư không còn lanh lẹ nữa, nhưng khuôn mặt, điệu bộ say thì lão võ sư "diễn" đạt vô cùng.

Lão võ sư cho biết, tập Tuý quyền đã vô cùng khó, đạt tới đỉnh giới cao nhất của Tuý quyền lại càng khó hơn. Dù Tuý quyền đã chính thức là "tài sản" của môn phái nhưng cho đến giờ chỉ có 2 môn đồ của võ sư có thể biểu diễn được ở trình độ cao.

Trong hai môn đệ ấy, người từng biểu diễn Tuý quyền và dành huy chương vàng ở Hội diễn võ thuật cổ truyền Hà Nội, do sức khoẻ yếu đã từ giã con đường võ thuật. Thế nên, theo lão võ sư, Tuý quyền của Bình Định Gia vẫn chưa tìm thấy một truyền nhân thực thụ.

Tuý quyền của Bình Định Gia có 50 thế đánh, nhưng để bắt đầu luyện tập thì người luyện võ phải có cơ bản là 3 năm tôi rèn võ thuật trước đó. Bài đầu tiên của Tuý quyền là tập mắt, bởi ánh mắt là "mồi nhử", khiến đối phương tưởng địch thủ của mình... say thật. Cứ đứng trước gương mà luyện, luyện đến khi nào ánh mắt lờ đờ, nhìn như không nhìn, liếc như không liếc, xéo như không xéo mới đạt.

Tiếp đến là tập nét mặt. Sắc mặt người say có nhiều điểm khác so với người tỉnh táo. Lão võ sư bảo, chỉ nhìn sắc mặt là có thể đoán ngay kẻ đối diện mình say hay tỉnh, quắc cần câu hay chỉ mới lây phây. Kế đến là... âm thanh. (Chi tiết này có lẽ chỉ có Tuý quyền của Bình Định Gia mới có). Đó là những tiếng ợ, nấc, thậm chí cả tiếng... "cho chó ăn chè".

Bởi là bài võ dựa vào địa hình, địa vật để chiến đấu nên sau những bài tập về thần thái là những bài tập nhào lộn, quăng quật. Để thuần thục bài tập này, người luyện võ phải chấp nhận những vết bầm dập bởi những cú va chạm do... ngã. Bài tập này chỉ hoàn thành khi người luyện ngã chơi mà như ngã thật, nhào lộn, bật, bốc thân nhẹ nhàng tựa lá vàng bay.

Sau những bài tập nền tảng trên thì chiêu thức Tuý quyền mới được lão võ sư truyền dạy. Lão võ sư bảo, nếu có cơ bản võ thuật, học Tuý quyền thì chỉ mất vài tháng, thế nhưng, để thành cao thủ có lẽ phải là người có cơ duyên. Bằng chứng là nhiều môn đệ của lão võ sư dù hấp thụ rất nhanh những bài võ khác nhưng Tuý quyền tập mãi và vẫn chẳng thành.

Phái Võ lâm Phật gia của võ sư Băng Sơn cũng chung "cảnh ngộ" như võ phái của lão võ sư Trần Hưng Quang. Dù võ say (Tuý quyền vân du) đã là bảo vật của môn phái, đã được nhiều người luyện võ ngưỡng mộ, nhưng đến giờ, những người học được tuý quyền vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuý quyền lợi hại như... phim?

Theo võ sư Băng Sơn, làng võ Việt Nam, ngoài môn phái của ông và Bình Định Gia thì võ say còn xuất hiện ở các môn phái như Thiếu lâm Châu gia ở TP.HCM với những bài như Tuý hầu quyền, Tuý hầu côn. Võ phái Hồng Gia quyền ở Đà Nẵng với bài Bát tiên tuý tửu và dòng Phan gia võ học ở Quảng Nam với bài Tuý quyền, Tuý nhân kiếm...

Tuy thế, theo võ sư Băng Sơn, từ khi xuất hiện, võ say chưa thực sự được "thử lửa" bởi làng võ chưa từng chứng kiến cuộc thư hùng nào của những cao thủ. Sở dĩ như vậy là bởi võ say chỉ được sử dụng khi những cao thủ uyên thông bài võ này gặp những đối thủ dưới tầm, vừa đánh vừa... trêu. Còn khi đối đầu với những đối phương ngang tầm chẳng ai sử dụng võ say cả, bởi có nhiều lối đánh khác giải quyết trận chiến nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Và, theo võ sư Băng Sơn, nếu có phải vận dụng đến bài võ ảo diệu này thì người ta cũng chỉ vận dụng chiêu thức, đòn thế để tấn công đối thủ trong chớp nhoáng. Các động tác dật dờ, liêu xiêu, bước thấp bước cao của người say cũng sẽ bị lược bỏ cho... đỡ mất thời giờ.

Tuy thế, đã vài lần thử dùng võ say trong các cuộc đánh giao lưu với đồng đạo võ lâm, võ sư Băng Sơn thấy uy lực của võ say là vô cùng lợi hại, rất phù hợp cho những trận đánh ở tư thế gần.

Vui xuân, nhiều người quá chén. Thế nhưng, khi ấy đừng ai có dại mà biểu diễn "võ say" bởi "võ" ấy chỉ nhận cho mình phần họa mà thôi !
( còn nữa)

Đào Thanh Tuy - giadinh.net.vn

Kung Fu Shaolin Eagle Claw Style

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

36 TỬ HUYỆT

Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu nầy, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:

1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.


Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

HƠI THỞ VÀ ĐỜI SỐNG

HƠI THỞ VÀ ĐỜI SỐNG

PHẦN I : TẦM QUAN TRỌNG CỦA HƠI THỞ:

Trong con người vốn qúy nhất là sức khoẻ, nếu mình hiểu và bảo vệ thì sẽ rất tốt, người ta thường nói: “của bền tại người ”, cố ý nhắc, cái gì muốn bền lâu vốn do nơi mình biết gìn giữ nó đúng cách. Sức khoẻ là vốn tự có từ Trời đất đã ban cho, thường khi sức khoẻ đã bị đe dọa thì sự âu lo về nó mới thực bắt đầu. Nhiều người sống biết rất nhiều, học giỏi nhiều thứ… ngay chính nhiều người trong ngành y tế chuyên chăm sóc bệnh tật, điều trị sức khoẻ cho nhiều người … khi được hỏi về “THỞ” thường cũng ít người biết sâu, biết cặn kẽ. Trong công tác điều trị, với nhiều bệnh nhân và rất nhiều thứ bệnh tật nói chung, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân không biết thở đúng, thở tốt… nó cũng chính là một phần nguyên nhân của bệnh tật, đồng thời cũng là một phương cách hỗ trợ điều trị hữu hiệu nhiều chứng bệnh nan giải, nó là phương thế hữu hiệu trong vấn đề dự phòng bệnh tật. Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần to lớn cho công tác gìn giữ sức khoẻ, giảm thiểu nhiều tốn kém vô ích và thời gian sống trong tình trạng bệnh tật nói chung. Chúng tôi nghiệm ra một cách bảo vệ nó tương đối dể dàng thuận tiện với mọi người, trong nhiều hoàn cảnh, không tốn kém. Với phương châm “dể hiểu, dể làm và làm có hiệu quả” Đó là phương pháp luyện khí, luyện hơi thở.

Hơi thở là dấu hiệu của đời sống, dấu hiệu của sức khoẻ và cũng là dấu hiệu của tâm hồn. Khí bình ([1]) thì tâm bình, khí nghịch thì tâm loạn, Chỉ hít vào rồi thở ra, cử động rất bình thường nhưng hết sức trọng yếu. Cổ nhân thường nói luyện khí công công phu, là điều khiển sự hít thở này lâu ngày, có phương pháp cụ thể. Chính vì nó có giá trị to lớn về bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ chuyên vào luyện cho khí bình mà thôi. Chú trọng luyện khí dưỡng sinh, nghĩa là gíúp cho sức khoẻ một phần ít hao tổn trong đời sống thường ngày. Khi khí bình thì tâm lẫn thân được nghỉ ngơi có chủ động.

Người ta sống là nhờ thở, ngừng thở là chết. Để thấy tầm quan trọng của vấn đề luyện khí với đời sống con người, nếu thở tốt thì đời sống sẽ tốt. Dù chúng ta làm việc này việc nọ, có thể làm, cũng có thể chưa làm… đều được. Nhưng với “THỞ” thì luôn luôn phải thực hiện, vì đó là sự tồn tại có tính bản năng của sự sống.

Hơi thở là dấu của “Tâm”. Mọi hoạt động, diễn giải cuộc đời đều từ “Tâm”. Người xưa có câu “Tâm chủ thần minh, Tâm chủ lục phủ ngũ tạng” ([2]). Nếu hơi thở là dấu của “Tâm” thì cực kỳ trọng yếu cho đời sống của mỗi người. Khi luyện khí cũng có nghĩa là dưỡng tâm vậy

Trong các nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân thất tình,

Bi, thương, hỷ, nộ, ái, ố, kinh. ([3])

thường là nguyên nhân trọng yếu gây tổn thương tạng phủ, thường chậm, lâu dài và chắc chắn, nhất là các bệnh tật mãn tính. Luyện khí có thể chế ngự phần lớn, để thất tình không quá mức gây hại tạng phủ, dẫn đến cơ hội cho bệnh tật sinh ra. Đây là một công phu tu dưỡng lâu dài, kiên nhẫn, bền chí. Tuy vậy nếu biết rõ bản chất vấn đề, có được người hướng dẫn tốt thì không khó lắm và thường chắc chắn thành công. Luyện khí không phải có biết mà thành, thường phải luyện, thêm với thời gian (lòng kiên nhẫn) thì sẽ thành, nên có nhiều người biết, nhưng thành công của việc luyện khí thì ít là vậy.

Làm sao luyện khí thì chế ngự được thất tình?

Vì khí là dấu của “Tâm”, vì thế khi khí bình thì “Tâm” tự nhiên bình. Thường khí bình thì hơi thở điều hoà, tạng phủ thư thái thần thái ung dung.

“khí” rất khó bình, hay thay đổi, không có hình tướng, không mùi vị, không có màu sắc, không đầy, không vơi, không có trước, không có sau…. làm sao có thể nhận biết được khí đã bình?

Chúng ta sẽ nhận biết khí qua hơi thở, vào và ra. Im lặng và để tâm yên tĩnh, chúng ta sẽ thấy khí vào và đi ra. Lâu dần sẽ thấy tốc độ của khí, dung lượng, tính cách, nóng lạnh, độ nông sâu… qua một thời gian sự biết về hơi thở của chúng ta (mỗi người tự biết không ai có thể biết thay được) sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Khi đã thấy thì dễ dàng điều khí được, thay đổi khí theo ý muốn, mỗi ngày tiến bộ một ít. Lâu ngày thành thói quen nên dễ dàng hơn.

Khì hít vào gọi là vay, thở ra gọi là trả. Vay trả đều hoà, tự nhiên thoải mái là khí bình.

Như khi thấy bóng đèn sáng đều là chúng ta biết điện ổn định, khi thấy chớp tắt liên tục là chúng ta biết có sự cố bất thường. Vì hơi thở là dấu của tâm- khi hơi thở đều hoà là tâm bình- tâm bình thì tạng phủ được yên, nếu hơi thở không đều thì tâm sẽ không bình- tâm không bình thì tạng phủ không yên - dẫn đến nhiều bệnh tật

Tâm có ý nghĩa đến nhiều cơ quan tạng phủ trong con người, vì thế khi Tâm bình an thì bệnh tật ít sinh ra, dẫu có sinh ra cũng dễ lành, ít hao tổn nhiều, lỡ lúc gặp bệnh hiểm nghèo cũng dể vượt qua được. Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. Luyện khí chính là chế ngự, gìn giữ cho khí luôn luôn bình. Chính nhờ công phu luyện tập lâu dài, hun đúc thành thói quen phản xạ tự nhiên, dần dần hơi thở không cần kiểm soát vẫn cứ bình, đó là lúc thành quả ban đầu và cũng là nền tảng đã thành công. Ngay khi hơi thở đầu tiên đều đặn thì đã có dấu hiệu thành công rồi, nhưng sự thành công này không bền do chưa có công phu. Nhiều người cứ nói tập khí công là rất khó, không thể thành công được là do cầu quá cao, do muốn có cường lực, thần thông… chúng ta không nhắm đến điều này. Sự thật điều này rất khó và cũng không cần thiết. Chúng ta chỉ tập làm sao hơi thở sâu và được điều hoà trong mọi hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống, chính điều này sẽ mang lại tác dụng kỳ diệu thật sự mỗi ngày mỗi chứng đạt hơn. Có thể gọi hơi thở dưỡng sinh.

Rất ít người có được khí Bình (khí điều hòa) luôn luôn, [khí bình là dấu hiệu cả tâm hồn lẫn thể xác tốt ]. Vì thế chúng ta luyện khí chính là tạo lập sự tốt này cho cả sức khoẻ thể xác và tâm hồn. Thường chúng ta hay nhận thấy các hình thái rối loạn của khí như sau:

Khí Đoản , là chính khí hư. Khí đỏan có nghĩa là hơi thở thường ngắn, yếu, dể đứt quãn, hay có những cơn ngừng thở ngắn, người hay mệt nhọc, nếu có bệnh thường khó lành, nếu không có bệnh thì dể mắc bệnh khi gặp hoàn cảnh thay đổi. Nếu trong người thấy hơi thở của mình hay đứt quãn, hay hụt hơi thì càng nhanh chóng tập phương pháp này. Khí đỏan thường hay ở người có bệnh lâu ngày hoặc người có bẩm thụ khí tiên thiên èo uột.

Khí Nghịch , là khí thăng giáng bất thường, dể nóng, hay cáu gắt… những hành động thường thất thường. Thường ở trên người mạnh khỏe, công việc nhiều, buồn vui lẫn lộn…. Khí nghịch dể dẫn đến các bệnh cấp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh hoang tưởng, bệnh hay gây sự… Nếu thường luyện khí thì tâm tính tự nhiên điều hòa hơn, nếu có bệnh cũng dễ điều trị.

Khí Loạn , là khí bất thường, khi thì nhanh, khì ngừng, khi thì rất chậm… nói chung là do ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoảng lọan lo âu kinh sợ vô cớ, stres… Thường ở trên người yếu ốm suy nhược hoặc người có hoàn cảnh khó khăn lâu ngày không giải quyết được. Khí loạn làm cho công năng các phủ tạng không yên, xáo trộn thất thường… lâu ngày dẫn đến tổn thương các công năng hoạt động các cơ quan gây các bệnh chứng, ban đầu nhẹ sau nặng dần do không điều trị đúng nguyên nhân.

Khí Uất , là khí không thăng được. Có số người trong lòng luôn bị đè nén, hoặc bị người khác áp bức, hoặc nỗi oan chưa giải được… làm khí không thông sướng điều hoà uất kết lâu ngày trong cơ thể gây nên không ít những bệnh tật.

Khí Thịnh , là khí thông thoát quá sung mãn, gặp nhiều sự vui sướng… có nhiều người trúng số, hoặc được thành quả lớn bất ngờ… thì có thể đột tử ngay lúc đó hoặc bị một cơn bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, hoặc cơn cao huyết áp…. Cũng là thường theo lẽ “vật cùng tắt phản”.

Xin được trình bày sơ như vậy để chúng ta thấy hơi thở là dấu hiệu cực kỳ quan trọng của đời sống cả tâm hồn và thể xác, người ta có thể nhìn cách thở là có thể đoán một phần bệnh tật trong con người, vì đa phần người ta thường thở theo cơ chế tự nhiên không điều khiển. Để không bị trôi theo một cách thụ động các tình trạng xấu của hơi thở, để phát huy động lực cải thiện tình trạng không tốt, tình trạng sức khoẻ , để dưỡng tâm yên tĩnh, và rất nhiều lợi ích vô cùng to lớn dành cho ai nỗ lực bước chân vào…. chúng ta cùng bắt đầu luyện khí công dưỡng sinh công phu.

Các điều kiện cần thiết tối thiểu như sau

Yên tĩnh , cả thân và cả tâm([4]). Thường ít cầu (cầu tài, cầu sắc, cầu danh, cầu lợi...cầu lợi cho mình.) thì tâm mới thường lạc do câu Lão tử nói, “tri túc thường lạc”

Chuyên Cần , ngày nào cũng tập một chút, chừng 15 phút là giỏi rồi.

Giới luật , Không được uống rượu trước lúc tập, sau ăn ít nhất hai giờ, đời sống đơn sơ đạm bạc thì tập rất có kết qủa.

Phương pháp

Tư thế , Ngồi trên ghế, xếp bằng, ngồi kiết già, có thể nằm nếu mệt… làm sao lưng thẳng, thoải mái yên tĩnh, có thể ngồi lâu mà không khó chịu là được. (Trong các tư thế, tư thế ngồi Kiết già là tư thế tốt nhất, nhưng khó nhất. Vì thế trong thời gian đầu không nên ngồi Kiết già để tập, mà nên tập ngồi Kiết già riêng trong ngày cho quen, sau đó sẽ vừa ngồi Kiết già vừa tập thì sự khó khăn mới không còn, sự tập dễ thành hơn).

Cách thở , Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra bằng mũi một cách thoải mái tự nhiên, tuyệt đối không gượng ép, gắng sức, căng thẳng, sau tập thấy mệt mõi là sai. Khí vào ra như làn khói êm đềm thư thái là tốt. Thường ban đầu thở hay bị tán loạn không đều, lâu dần tự nhiên nó sẽ đều, đó gọi là công phu luyện khí (khí công công phu). Khi luyện thở tâm hồn phải thư thái tự nhiên, miệng như mĩn cười (gọi là nụ cười nội thị)([5]). Xin tóm lại với bài thơ sau:

Ý thủ tại KHÍ. (ý thủ có nghĩa là theo, đừng rời).
Sâu, đều, êm, nhẹ. (khí phải sâu, mà đều, êm và nhẹ).
Thần thái ung dung. (tinh thần phải thoải mái).
TỰ NHIÊN thoải mái. (tất cả công việc luyện khí làm một cách tự nhiên không nôn nóng).

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng thật sự đã đem lại một sức mạnh to lớn cả về thân lẫn tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm niềm vui cuộc sống của mọi người được thấm đượm hơn như từng hơi thở qua từng giây phút của cuộc đời.

Phần II: CÁCH LUYỆN KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH.

Nhận định tình hình sức khoẻ chung: khi gặp tình trạng Khí kém, hơi thở ngắn, nhỏ, yếu, mau mệt. Để giải quyết vấn đề này không gì bằng luyện khí.

KINH NGHIỆM THỰC HÀNH: Phần nầy có thể gọi tắt là LUYỆN THÂN.

Người mới tập thường gặp nhiều khó khăn, vì thế giai đọan đầu nên chỉ ngồi TƯ THẾ (phần tư thế xin xem phần dưới) cho ngay ngắn trang nghiêm là được rồi, nếu có thể ngồi được chừng 20 –30 phút là rất tốt. Người ta thường hỏi khi ngồi như thế thì thở như thế nào? Xin trả lời là NÓ MUỐN THỞ SAO THÌ TÙY THEO Ý NÓ. – Khi ngồi như vậy thì Tâm phải nghĩ đến chuyện gì? Xin trả lời: NÓ MUỐN NGHĨ CHUYỆN GÌ THÌ CỨ NGHĨ. – vì sao vậy? vì giai đọan nầy chỉ chú trọng NGỒI YÊN, còn mọi sự khác sẽ liệu định sau, nếu ngồi yên được coi như việc Luyện Khí đều tiên đã thành, đây là căn bản nhất, người không qua được giai đọan nầy thì coi như không thể tập tiếp theo được.

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ: giai đọan nầy gọi là LUYỆN KHÍ. Sau khi Luyện Thân đã tốt một thời gian, thì khi ngồi thì lập tức Luyện Khí liền.

HÍT VÀO:
Đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Có ý đưa khí xuống vùng khí hải (dưới rốn chừng 3cm). Sau đó nghỉ một giây.

THỞ RA:
Cũng đếm thầm trong trí: 1, 2, 3, 4, 5. Nghỉ một giây, rồi lại hít vào.

Chú ý khi luyện khí:
Lưỡi để lên vòm miệng.
Miệng như mỉm cười.
TÂM buông bỏ mọi sự, chỉ nhận biết khí vào và ra mà thôi.

NƠI TẬP:

Chổ nào cũng được, miễn là nơi tương đối sạch sẽ, yên tĩnh. Tuy nhiên khi ở trong nơi làm việc, học tập mà cảm thấy có thể tập được thỉ đều có thể dụng ý tập cũng hay.

THỜI GIAN: lúc nào cũng được, tuy nhiên không nên đang đói quá hoặc no quá mà tập. Mỗi ngày phải có vài lần tập cho quen dần, sau đó cơ thể tự động luôn luôn điều khí một cách rất tự nhiên.

TƯ THẾ:
Ở mọi tư thế, nhưng tốt nhất là tư thế kiết già hoặc bán già. Nói chung nằm ngồi đi đứng đều được, do dụng TÂM nhiều chứ không chú trọng tư thế. Mọi lúc mọi nơi.

KẾT QUẢ:

Không nên chưa tập mà hỏi kết quả như thế nào. Vì như thế là do TÂM muốn cầu thành mà loạn không yên, dễ gây chán nãn. Rất nhiều người cứ hỏi tập có lợi ích gì, trong lúc chưa tập bao giờ, vì không thể trả lời một điều có được bằng tập luyện mà được diễn tả bằng ngôn từ được.

Lợi ích của tập luyện là vô cùng to lớn.

Khi tập, người tập sẽ tự khắc nhận ra kết quả, không nên hỏi làm gì vô ích. Quan trọng nhất là siêng năng tập luyện, không nên bỏ ngày giờ nào hoặc có cơ hội tốt mà không tranh thủ tập luyện.

DƯƠNG PHÚ CƯỜNG

(1) Khí đây không phải nói về không khí, mà nói về tình trạng , tính cách thở của sự hô hấp.

(2) Tâm ở đây không phải trái tim,Tâm đây là tạng Tâm, có ý nói một số chức năng rộng lớn rất nhiều mà chúng tôi không tiện trình bày trong bài viết này. Có thể nói sơ đó là một thực tại vừa hình thể vừa khí hoá , vừa vô hình, hay cũng chính là tâm hồn của mỗi con người. Tâm chủ thần minh: về tinh thần, sự sáng suốt, sự điều hoà , sự bình an hay rối loạn…đều do Tâm. Tâm chủ cả lục phủ ngũ Tạng, là tất cả các cơ quan trong con người. Các cơ quan này hoạt động không ngoài Tâm được . Do vậy khi can thiệp làm cho Tâm được bình , là can thiệp toàn bộ cơ thể con người .

(3) Buồn, đau xót,vui, giận, yêu, ghét, kinh hãi. Con người có thể sau một đêm đau buồn đã già đi hàng chục tuổi. Hoặc khi một cơn giận thoáng qua , có thể chết tại chổ , hoặc có người mừng quá trong các cuộc thắng độ đá banh cũng chết dễ dàng…nếu những xúc động nhẹ , âm ĩ thì thường gây những trạng thái tâm lý bất thường , lâu ngày dẫn đến bệnh lý.

(4)thân yên tĩnh thì ai cũng biết dễ dàng, ngồi yên là thân được yên. Nhưng để tâm được yên tĩnh thì vô cùng khó khăn. Người ta đã dùng vô số phương pháp để tu tập cho tâm được yên, trong đó có giữ giới luật như : ăn chay để lương thực thanh bạch làm tâm hồn được yên, không uống rượu hoặc các chất kích thích để thần được yên. Trừ bớt nhiều sự dín mắc ở trong tâm bằng cách đóng ngũ quan: (tai, mắt, mũi, miệng, xúc), để không nhiễm phải lục trần (cảnh).Nhưng có rất nhiều người đã giữ giới, ăn chay , không uống rượu … mà tâm vẫn không thanh tịnh, có thể họ chưa chu toàn hoặc phải cần một vị thầy trực tiếp dìu dắt nếu có thành tâm mới được . Bí mật của trình thuật về tâm thanh tịnh , yên tĩnh không thể diễn tả trọn vẹn bằng lời, đây chỉ gượng dùng thuật ngữ rất sơ sài để nói vể một thực tại siêu việt ,vô cùng thâm diệu, nên thế nào cũng nhiều sơ sót. Nhưng tâm thanh tịnh là nền tảng của nhiểu vấn đề chứ không phải chỉ riêng về luyện khí để bảo vệ sức khoẻ.

(5)trong bài thơ TÌNH THƯƠNG :“tập tánh tình thương – tình thương thành thật – tình thương tự tánh – tại thế thành thiên”,chúng tôi xin mạn phép nhắc lại. Nụ cười nội thị có nghĩa là nụ cười từ bên trong, chúng ta không thể có được nụ cười đó khi bên trong chứa đựng quá nhiều sự tham lam, hận thù , vị kỷ …nụ cười sẽ hiện rõ nét khi bên trong có tính tánh thương thành thực.

Khí Công & Dưỡng Sinh
I. Khí công là gì?

"Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ. "Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.

"Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là "Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

Do đó, "khí công" có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.

Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là "nội công", một công phu tập luyện "tán tụ nội khí", triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.

II. Lược Sử Khí Công:

Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học.

Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.

Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.

Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đếnn vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.

Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí "Ngũ Cầm Hí", dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.

Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.

Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền...

Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.

Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền...

III. Triết Lý Khí Công

A. Vũ trụ quan

Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối "Khí" đầu tiên gọi là "Thái Cực", bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối "Khí" này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: "Khí Âm" và "Khí Dương", được gọi là "Lưỡng Nghi". Hai nhóm "Khí Âm" và "Khí Dương" này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là "Xung Khí". Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa." Học giả Trương Hoành Cừ có nói:

"Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư." Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: "Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng." Cũng như, Phật Giáo quan niệm: "Sinh, Trụ, Dị Diệt." Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.

Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.

Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận...đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét...d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.

"Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.

"Nhân Khí" là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.

B. Nhân Sinh Quan

Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn "Dinh Khí", và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành "Vệ Khí" được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang...)

Với tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.

Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)...

Trong phép dưỡng sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khai thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người.

Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.

IV.Phương Thế Thực Hành

Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:

Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải).

Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.

Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.

Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:

- Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô....

- Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.

- Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.

V. Hiệu Quả Của Khí Công

Việc tập luyện khí công có thể tạo ra những tác động, ảnh hưởng tốt đẹp, giúp ích cho chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể như: bộ phận hô hấp, bộ phận tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn máu, và thần kinh hệ,...Cũng như, tái tạo sự hoạt động của nhiều triệu mao quản bị đình trệ, và làm chậm sự thoái hóa của các tế bào trong cơ thể.

Trong phép trị bệnh, việc áp dụng khí công đều đặn, cùng với thói quen ẩm thực hợp phép kiêng cử, cơ thể tái tạo sức khỏe bình thường cho bệnh nhân về các chứng: áp huyết cao hay thấp, bệnh tim, bệnh về đường máu, bệnh suyễn, bệnh táo bón, bệnh tiêu hóa, bệnh nhức đầu, bệnh nhứ mỏi khớp xương và bắp thịt...

Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên gia tăng sức mạnh tinh thần như: tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh, và bình tĩnh để có một đời sống tình cảm an hòa, khắc phục được những trở ngại bất thường trong đời sống loạn hàng ngày. Để đạt được thành quả trong lúc tập luyện khí công, tùy theohoan cảnh, học viên nên tuân hành nghiêm chỉnh theo một thời dụng biểu tập luyện đều đặn hàng ngày, với những bài tập thích nghi, từng bước một, tuần tự tiến hành. Nếu vội vã, đốt giai đoạn tập luyện, sức khỏe của học viên dễ bị tổn thương. Cũng như, trong giai đoạn đầu tiên tập khí công, học viên nên cẩn thận tránh những khuyết điểm. Việc tập luyện sai phép có thể tạo nên những biến chứng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, và làm trở ngại cho cơ thể trong việc tập luyện.

(sưu tầm từ "Khí Công Dưỡng Sinh" của Vũ Đức Hiền Âu)

Những trường phái khí công

NHỮNG TRƯỜNG PHÁI KHÍ CÔNG

Có năm trường phái khí công chánh: Trường Phái Lão Học, Trường Phái Phật Học, Trường Phái Khổng Học, Truờng Phái Y Học và Trường Phái Võ Thuật.

Lão tử sống cùng thời với Khổng Tử. Khổng Tử có công san định Kinh Dịch. Trước cảnh điêu linh thống khổ của dân chúng, cũng lập nên một học thuyết nhất quán về Vũ Trụ và con người "Sinh ra vạn vật không phải là Trời mà là Ðạo". "Có một vật do sự hỗn hợp mà thành, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng yên một mình mà không biến cải, trôi đi mọi tâm pháp diệt ái dục, để Tinh đầy đủ, rồi từ đó Khí sung mãn, và Thần vững vàng; Thần không còn dao động sẽ hòa đồng với Vũ Trụ".

Còn phương châm xử thế có thể thâu gọn vào một câu: "Ðạo của Thánh Nhân, Làm Mà Không Tranh". Trích trong Ðạo Ðức Kinh.

Trong những người nối nghiệp của Lão Tử phải kể đến Trang Tử, với cuốn Nam Hoa Kinh Trang Tử nói là con người thật sự phải thở tới gót chân. Ý muốn nói phải biết thu hút khí từ bàn chân. Trang Tử cũng chủ trương hoà mình với vạn vật và thuận theo tự nhiên. Bởi vì vạn vật là một. "Giữ tâm cho điềm đạm, Khí cho điềm tĩnh, thuận theo tính tự nhiên của mọi vật mà không theo ý riêng của mình, thì thiên hạ trị vậy".

Khổng Tử và Mạnh Tử lập ra thuyết Nhân Nghĩa và Ðạo Trung Dung trong xử thế. Riêng về Khí Công, người tập luyện phải làm chủ được tư tưởng và có đức độ.Sau này những thi sĩ nỗi tiếng như Lý Thái Bạch, Tô Ðông Pha, Bạch Cư Dị, Thân Tôn Trung cũng lấy khí công để rèn luyện Tâm Trí.

Trong Y Học Trung Quốc có 2 phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp Ngoại Tượng Giải Phẩu, tức tìm hiểu con người bằng phẩu tích, hay bằng các nghiên cứu vật lý như y học hiện đại tại các phòng thí nghiệm.

2. Phương pháp Nội Thị Công Phu, trong đó học giả bằng nội quan tự nhận xét những biến động của cơ thể trong mối tương quan với ngoại cảnh. Chính phương pháp thứ hai này mà người xưa khám phá ra Khí; Khí ở trong cơ thể cũng như ở ngoài cơ thể rồi dựa vào Kinh Dịch và thuyết Âm Dương quân bình với thuyệt Ngũ Hành sinh khắc mà xây dựng Khí Công trong điều trị.

Khí Công bắt đầu được áp dụng từ năm 200 trước Công Nguyên vào võ thuật khi đã có kiến thức vững vàng về Khí, vận Khí vào đường Kinh Mạch, phát Khí và truyền Khí.

Khí Công tập luyện để phát triển và vận Khí trong Cân (Cân bao bọc các cơ quan như Tim, có Tâm Bào và có công dụng che chở, nuôi dưỡng, tái sinh) và trong Gân Cốt. Riêng trong Xương Khí có công dụng tái sinh tủy xương và huyết cầu. Ðối với Phủ Tạng để phát triển tối đa Khí trong Cân nên tập theo giờ vận chuyển của các Kinh liên hệ.

Phương Pháp Tấn Công Của Khí Công Võ Thuật

1. Ðiểm Huyệt: Có tất cả 108 huyệt mà có thể điểm để đánh bại đối phương. Trong đó có 36 huyệt chính và 12 huyệt trọng yếu mà điểm mạnh có thể gây trọng thương nặng hay tử vong, với điều kiện là điểm trúng giờ vận chuyển của kinh mạch liên hệ, như huyệt Thái Dương liên hệ với Kinh Vị vào giờ Thìn(7-9 giờ). Ðánh mạnh vào các huyệt Ðốc Mạch làm giảm chức năng của cơ quan liên hệ, làm Khí đình trệ tại một vùng của cơ thể và gây tổn thương nặng dần.

2. Bế Mạch là một loại điểm huyệt bằng cách đánh mạnh hay bóp chặt một số huyệt ở cổ gần Ðộng Mạch Chủ làm máu không lên não được và đối phương bị ngất. Nhưng ấn nhẹ có mức độ vào vùng này chỉ làm cho đối phương ngủ.

3. Bế Tức: làm cho đối phương không thở được và ngất xỉu. Bóp chặt hay đánh mạnh vào Yết Hầu, đánh mạnh vào một số huyệt ở vùng dưới Núm Vú, vùng Dạ Dày cũng đạt được mục tiêu này.

Sự Phát Triển Của Khí Công

Tại Trung Quốc hiện nay, Khí Công là một bộ môn đang được nghiên cứu sâu rộng trong nghành Y Học. Hoa Kỳ là nước thứ nhì đang cho phát triển mạnh khí công tại nhiều viện khoa học nhờ sự cộng tác của cộng đồng người Hoa tại các thành phố lớn như New York (Viện Sinh Lý Học Và Tâm Lý Học)

Khí Công cũng đã bắt đầu được phổ biến và nghiên cứu tại Châu Âu. Nguyễn Văn Nghị là một trong những nhà Châm Cứu Học viết về Khí Công dựa vào thuyết Tinh-Khí-Thần để lập ra Vũ Thuật Thụy Ðiển. Thuyết này được Ci Bot phổ biến ở Châu Âu.

Từ "Do" có nghĩa là Ðạo trong Khí Công, là nguồn gốc của những môn võ thuật Nhật Bản hiện thời (như môn Judo, Aikido, Kendo...). Ðiểm chính để thành công là luyện đan điền bằng tập thở bụng và tập trung tư tưởng; Khi Khí đã được tích tụ ở Ðan Ðiền thì người tập Khí Công có thể điều dộng Khí vào các Kinh Mạch, nhất là Nhâm Ðốc Mạch để luyện Vòng Âm Dương Tiểu Chu Thiên, hay Ðại Chu Thiên, hay tới một vùng nào đó của cơ thể như tay chân để tấn công hay đỡ đòn.

Các Môn Khí Công Ðặc Biệt

1. Khí Công Dương Pháp tức Khí nóng của môi trường bên ngoài làm cơ sở tập luyện với mục tiêu tăng Dương Khí trong cơ thể. Có 2 phương pháp:

a. Thái Dương Công là tập luyện dưới ánh sáng mặt trời buổi chiều, buổi sáng rồi buổi trưa.
b. Hỏa Nhiệt Công là tập luyện bên cạnh lửa hoặc trên vật nóng.

2. Khí Công Âm Pháp là lấy Khí lạnh âm làm cơ sở luyện tập (Thái Âm Công và Hàn Thạch Công)

Yoga và Khí Công - Liên Hệ Tương Ðồng Và Khác Biệt

Khí Công cũng như Yoga nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, điều trị bệnh tật giúp sống lâu và rèn luyện con người có phẩm chất cao, trí tuệ thông suốt. Tuy nhiên Yoga thiên về khả năng siêu thực hơn là Khí Công.

Yoga quan niệm trong người có cái Cực Dương là "Vishnou" trụ tại sọ não và cái Cực Âm là "Kundalini" trụ tại đốt sông cùng của cột sống. Giữa hai trung tâm này là những Luân Xa tức "Chakra" tích tụ "Prana" (Khí). Mục đích của Yoga là tập luyện để "Kundalini" tiến lên theo đường Tủy Sống ("Sashumna") qua các Luân Xa và hợp nhất với "Vishnou". Khi đó con người nhận biết được tự bản thân và đạt được hoàn thiện tột bực.

Yoga cũng như Khí Công quan niệm Khí hay Prana là một chất vô hình sinh ra năng lượng và là cơ sở của sự sống, mà những rối loạn hay suy giảm là đầu mối của bệnh tật. Prana tức Khí ở khắp nơi trong Vũ Trụ cũng như ở trong thân thể mà có thể lấy Ý điều khiển được. Một nguồn cung cấp Prana cho cơ thể là Phổi. Phổi thu hút Khí trời trong đó có Prana. Bởi vậy làm chủ được hơi thở là căn bản của Yoga, giống như Khí Công.

Khí trong Khí Công vận hành theo quy luật Âm Dương và Ngũ Hành của Dịch Lý. HATHA Yoga bao hàm từ Ha là Mặt Trời ám chỉ Dương, Tha là mặt trăng ám chỉ Âm nhưng không đi sâu vào triết lý Âm Dương. Yoga không đề cập đến Ngũ Hành với những quy luật để nương vào đó tập luyện và điều trị bệnh.

Yoga cũng nói đến "Nadi" tức Kinh Mạch mà con số lên tới 200 đến 300 ngàn, trong đó có 10-14 Nadi chánh với 3 Nadi quan trọng nhất là "Ida", "Pingala" nằm ở hai bên Tủy Sống và "Sushumna" nằm ở giữa. Con đường vận hành chánh của Prana là Sushumna mà trong đó có các Luân Xa.

Khí Công vận chuyển Khí chủ yếu theo Kinh Mạch qua các Huyệt mà vòng chính là Tiểu Chu Thiên tức Nhâm Ðốc Mạch.

Khí Công chủ trương thở bằng Cơ Hoành và Bụng là chính. Thở nhẹ nhàng , êm dịu, ngoại trừ trong Cách Thở Nội Lực có Hít Sâu và Nín Thở Lâu.

Trong Yoga nhấn mạnh vào việc kéo dài thời gian ngưng thở sau mỗi lần hít thở sâu. Hít vào sâu tích lũy Prana. Nín hơi còn giúp rửa sạch đến tận đáy những Phế Nan nhỏ nhất và từ đó đào thải những cặn bã còn tồn đọng trong máu, và gián tiếp tăng cường chức năng của toàn thể Phủ Tạng.

Khí Và Thất Tình

Một trong những nguyên nhân làm rối loạn Khí và từ đó gây ra bệnh là Thất Tình, Vì:

"Giận quá làm Khí Nghịch lên
Bi ai làm Khí tiêu tan
Sợ hãi làm Khí không lưu hành được
Lo nghĩ làm Khí kết lại"

Xóa bỏ hay làm dịu Thất Tình trong tập luyện Khí Công, để tâm bình là ngăn chặn sự rối loạn Khí.

Tài liệu quý giá
Giáo Sư Thạc Sĩ Ngô Gia Hy- Ngô Gia Lương.

Sách Tham Khảo
1. "Thiết Bố Sam Khí Công" trình bày cách tăng cường áp lực Khí trong Cân Cơ, vận Khí trong Xương.
2. "Luyện Dục lực Nam, Luyện Dục Lực Nữ" luận về phương pháp Tiết Dục và nhất là giao hợp mà không phóng Tinh ở người Nam mà vẫn có cực Khoái Cảm.
3. "Phương Pháp Xoa Bóp" trình bày cách xoa bóp các cơ quan để duy trì khí lực và hồi xuân. Tác Giả phải kể tới Mantakchia người Mỹ gốc Thái.

Tuấn Ngô (sưu tầm và tổng hợp)

Lục tự khí công

LỤC TỰ KHÍ CÔNG

Dưỡng sinh bằng những phương pháp khí công là một bộ phận quan trọng của y học cổ truyền phương Đông. Chương “Nhiếp Sinh” của sách Nội Kinh đã đề cập đến nguyên nhân mà những bậc chân nhân của thời thượng cổ có thể diên niên ích thọ. Đó là “Thuận theo trời đất, nắm lấy âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần”. Qua nhiều thế hệ, đã có rất nhiều phương pháp khí công được biết đến. Tuy nhiên, Lục tự khí công có lẽ là phương pháp duy nhất phối hợp giữa kỹ thuật hô hấp và sự rung động của âm thanh nhằm khai mở huyệt đạo và khử trược lưu thanh.

LỤC TỰ KHÍ CÔNG

Những kỹ thuật dùng âm thanh hoặc âm nhạc để chữa bệnh hoặc để dẫn dắt con người thể nhập vào những trạng thái tâm lý hoặc tâm linh nhất định đã được biết đến từ xưa, ở nhiều dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa khác nhau, trong tôn giáo cũng như trong y học. Theo quan niệm Thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi âm thanh hoặc ý niệm đều tương ứng với một loại khí nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vũ trụ. Do đó ta có thể vận dụng âm hưởng với cường độ và trường độ thích hợp để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý hoặc nâng cao nội khí trong cơ thể.

Lục tự khí công còn gọi là Lục tự quyết là một phương pháp khí công đặc thù, đã ứng dụng nguyên tắc trên vào việc chữa bệnh dưỡng sinh. Bí quyết của phương pháp là hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi thở ra kết hợp với niệm tự quyết. Lời quyết không phát ra thành tiếng nhưng tâm vẫn ghi nhận được. Đây là một loại tĩnh công. Công pháp không cần bất cứ một động tác hoặc chiêu thức gì. Cách thở cũng đơn giản: Thở 2 thì, không nín hơi. Tuy nhiên, sự kết hợp đặc biệt giữa hô hấp và tự quyết có thể tạo ra những xung lực có hiệu ứng khai mở và thanh tẩy rất kỳ diệu. Tương truyền Lục tự khí công do Xích Tùng Tử, một đạo trưởng tu luyện pháp trường sinh ở núi Hoa Sơn nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá cho đời sau. Lục tự quyết gồm 6 chữ: Suy, Hô, Hư, Ha, Hí, Hu. Mỗi chữ ứng với một loại khí hoặc tạng, phủ nhất định trong cơ thể con người.

Chữ SUY ứng với Thận, Bàng quang thuộc Thủy khí.

Chữ HÔ ứng với Tỳ Vị thuộc Thổ khí.

Chữ HƯ ứng với Can Đởm thuộc Mộc khí.

Chữ HA ứng với Tâm Tiểu trường thuộc Hỏa khí.

Chữ HÍ ứng với Phế, Đại trường thuộc Kim khí.

Chữ HU ứng với Tâm bào, Tâm tiêu thuộc Hỏa khí.

THỰC HÀNH

Tắm rửa sạch sẽ, quần áo nới lỏng, chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

Ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già, hoặc ngồi trên ghế, hai chân chạm đất. Hai lòng bàn tay đặt trên hai đùi. Eo hơi thót lại. Vai buông lỏng. Cằm hơi thu vào. Lưng thẳng. Hai mắt khép hờ.

Hít vào bằng mũi. Hít vào xuống bụng dưới. Chỉ cần biết trong ý niệm rằng ta đang hít vào một luồng Thiên khí từ đỉnh đầu đi thẳng xuống bụng dưới. Không cần quan tâm khí đi như thế nào, cũng không cần cố hít vào quá sâu.

Thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra, liên tục phát ra một tự quyết. Ở mỗi hơi thở, tự quyết chỉ phát ra một lần và ngân vang cho đến cuối hơi. Thở ra chậm, nhẹ và đều đồng thời từ từ ép sát bụng vào. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Trong lúc thở ra, môi và lưỡi ở vị trí thích hợp để phát ra âm quyết đã chọn. Tuy nhiên chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng và nghe được rõ ràng trong tâm mà vẫn không phát âm ra ngoài. Như vậy sẽ chỉ có hơi thở thoát ra miệng. Âm quyết chỉ hiện diện trong tư tưởng của người tập, người ngoài không nghe thấy.

Đến cuối hơi thở miệng lại ngậm lại, đầu lưỡi chạm nướu răng trên và tiếp tục hít xuống bụng dưới để bắt đầu chu kỳ thở tiếp theo. Hơi thở này kế tiếp hơi thở kia, khoan thai, không thô, không gấp.

Đối với người bình thường có thể tập mỗi âm khoảng 24 hơi thở theo một thứ tự nhất định từ âm này đến âm kia. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần lúc bụng trống. Trường hợp chữa bệnh có thể tập trung làm nhiều lần hơn khi đến những âm có liên quan đến những rối loạn bệnh lý trong cơ thể.

Tập trung sức chú ý vào âm quyết trong thời gian thở ra là khâu quan trọng nhất trong Lục tự quyết. Do đó, không nên nhẩm đếm hơi thở để khỏi phân tán tư tưởng. Có thể sử dụng cách lần chuỗi bằng tay với những chuỗi 24 hạt (hoặc hơn nữa) để kiểm soát được số hơi thở ở mỗi âm quyết.

ĐẶC ĐIỂM

- Sự rung động của những âm tiết trong quá trình thực hành Lục tự quyết có công năng kích hoạt để khai mở một số đại huyệt dọc theo hai mạch Nhâm và Đốc, giúp tăng cường sự trao đổi khí giữa Nội khí và Thiên Địa khí và gia tăng chân khí.

Lục tự khí công là một phương pháp hô hấp tích cực. Thở sâu xuống bụng dưới giúp phát sinh nội khí ở Đan điền. Kéo dài hơi thở ra, giúp gia tăng sự trao đổi chất ở các mô và các tế bào. Ép sát bụng dưới có thể tăng cường chức năng xoa bóp nội tạng của cơ hoành, kích thích tiêu hóa và sự lưu thông khí huyết.

Đối với hệ thần kinh, việc tập trung tư tưởng trong quá trình thực hành Lục tự quyết, đặc biệt thì thở ra chậm và dài, có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, giúp giải tỏa những triệu chứng bệnh lý do căng thẳng tâm lý gây ra.

Do quá trình thở khí ra, Lục tự khí công được xem là một loại công phu thiên về tả thực và khử trược. Trược khí không chỉ thoát ra bên ngoài theo hơi thở ra ở miệng mà còn qua các huyệt vị và kinh lạc tương ứng với âm quyết và cả tay chân. Do đó trường hợp thực hành để chữa những bệnh như u, bướu, xơ hóa…, người tập không nên ngồi kiết già để trượt khí dễ dàng thông thoát ra 2 chân.

Tác dụng khử trược hay thanh tẩy của Lục tự khí công không phải chỉ bắt đầu từ kinh lạc hoặc phủ, tạng mà phát triển ngay từ những trung tâm năng lượng ở cột sống nên còn gọi là tẩy tủy. Điểm đặc biệt của Lục tự khí công là hoạt hóa hai đường kinh, một lên một xuống ở hai bên của cột sống, qua đó gia tăng khả năng thanh hóa tủy sống. Sau một thời gian thực hành, những người có khí cảm tốt có thể nhận biết được một luồng khí từ xương cùng đi lên dọc theo rãnh bên trái của cột sống. Khi đến đỉnh đầu, luồng khí này sẽ theo rãnh bên phải cột sống đi xuống xương cùng. Đến xương cùng, luồng khí này sẽ tự động kích hoạt chơn hỏa đi lên mạch Đốc. Hiện tượng này trùng khớp với mô tả của những đạo sư Yoga về 3 nguồn năng lượng chính dọc theo cột sống. Luồng Ida mang năng lượng âm ở rãnh bên trái, luồng Pingala mang năng lượng dương ở rãnh bên phải và luồng hỏa xà Kundalini theo đường Soushoumna ở giữa cột sống đi lên. Đối với Lục tự khí công, đây là một quá trình phát triển dần dà và tự nhiên, người tập không nên tùy tiện vận hành.

LƯU Ý

Không phát tự quyết ra thành tiếng để tránh tán khí.

Khi thực hành Lục tự quyết, sau quá trình xả trược khí sẽ là quá trình phản hồi tự nhiên thu thanh khí thông qua chính những huyệt vị, kinh lạc mà trược khí đã được thải, ra. Do đó Lục tự khí công nên phối hợp với tĩnh tọa để có thể tận dụng và phát huy quá trình phản hồi này trong việc thu Thiên Địa khí để tăng cường nội khí. Tĩnh tọa liền sau khi thực hành Lục tự quyết. Thời gian tĩnh tọa không giới hạn nhưng tối thiểu nên bằng với thời gian thực hành Lục tự quyết.

Tĩnh tọa được đề cập ở đây là phương pháp ngồi thiền tự nhiên, không cần vận khí, chỉ cần đạt đến tình trạng thư giãn và nhập tĩnh. Nhập tĩnh là tiến đến quá trình hòa hợp mà người xưa gọi là “Thiên Nhân hợp nhất” . Về mặt chữa bệnh, hòa hợp là sự cân bằng giữa Âm và Dương và sự hài hòa giữa ngũ tạng, lục phủ. Đây cũng là quá trình tự điều chỉnh, tự hồi phục của hệ thần kinh trung ương thông qua sự điều hòa của thần kinh giao cảm và cơ chế tương tác giữa thần kinh, thể dịch và nội tạng. Do đó nếu phối hợp với ngồi thiền, người tập sẽ không lo tập sai thứ tự hoặc sự sai biệt nhiều ít giữa các âm quyết.

Một trong những thứ tự để thực hành Lục tự quyết là thực hành theo thứ tự tương sinh. Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thứ tự đó là HƯ, HA, HÔ, HÍ, SUY, HU. Chữ HU thuộc hành Hỏa liên quan đến Tam tiêu được làm sau cùng với ý nghĩa làm điều hòa và thông suốt giữa thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Một hình thức khác là tập theo thứ tự SUY, HÔ, HƯ, HA, HÍ, HU. Thứ tự này có khuynh hướng tạo ra một vòng năng lượng từ dưới lên trên, từ huyệt Trường cường đi lên theo cột sống đến đỉnh đầu để khai thông mạch Đốc.

Sau thời gian ngồi thiền, cần quan tâm đến động tác xả thiền để giúp khí huyết lưu thông điều hòa và đưa chân khí lưu tán trở về Đan điền hoặc Mệnh môn.

Tác giả : Lương y VÕ HÀ
Theo Sức khoẻ & Đời sống

Khái lược về khí công - mật tông

Khái lược về khí công - mật tông Ngày 17/01/2008 09:14 Karma: 0
Ba món báu mật của Đạo Giáo là TINH – KHÍ – THẦN ; Ba món vật quí giá của Phật Giáo Hiển Tông là PHẬT – PHÁP – TĂNG ; Ba món vật quí báu của Phật Giáo Mật Tông là KHÍ – MẠCH – MINH ĐIỂM.

Mật Tông chú trọng sự luyện tập của cá nhân về Ý và KHÍ ; Từ sự luyện tập ĐIỂM trở thành KHÍ, và từ KHÍ chuyển vận KINH MẠCH, từ đó sinh ra NỘI HỎA ( lửa bên trong ), từ nội hỏa sản sinh ra QUANG MINH ( sự chiếu sáng ), từ quang minh hòa nhập vào biển VŨ TRỤ QUANG, đạt đến cảnh giới của PHẬT QUẢ, đó là sự liên hệ quan trọng, giữa ĐẠI THỦ ẤN và KINH MẠCH.

KINH MẠCH là gì? người xưa có nói : Kinh mạch giả, hành khí huyết, thông âm dương. Trong cơ thể của con người, kinh mạch là những con đường, để khí huyết lưu thông đi nuôi cơ thể.

Sự tu luyện của Đạo gia phái Côn Luân, chú trọng đến phương pháp Thông Tam Tiêu – là Thượng Tiêu, từ̉ hoành cách mô trở lên, trung tiêu là từ hoành cách mô xuống đến bụng, hạ tiêu là từ bụng xuống đến chân.

Kinh mạch được chia ra làm 12 đường kinh mạch là : 1.- Thủ thái dương phế kinh. 2.- Thủ âm minh đại trường kinh. 3.- Túc âm minh vị kinh. 4.- Túc thái dương tỳ kinh. 5.- Thủ thiếu dương tâm kinh. 6.- Thủ thái âm tiểu trường kinh. 7.- Túc thái âm bàng quang kinh. 8.- Túc thiếu dương thận kinh. 9.- Thủ khuyết dương tâm bào kinh. 10.- Thủ thiếu âm tam tiêu kinh. 11.-Túc thiếu âm đảm kinh.12.- Túc khuyết dương can kinh.

Kỳ kinh bát mạch gồm có : 1.- Nhâm mạch. 2.- Đốc mạch. 3.- Xung mạch. 4.- Đới mạch. 5.- Dương duy mạch. 6.- Âm duy mạch. 7.- Dương kiểu mạch. 8.- Âm kiểu mạch.

Sự tu luyện cuả Đạo gia, vận khí trong 12 kinh mạch, gọi là sự vận hành khí trong Đại Châu Thiên, còn sự vận hành khhí trong kỳ kinh bát mạch gọi là Tiểu Châu thiên.

Phương pháp Đại Thủ Ấn của Mật Tông, không phân chia phức tạp như Đạo gia.

Mật tông đem những Tùng Thần kinh, Chủ yếu là Kinh Mạch chia ra làm 7 trung tâm, phân chia như sau : 1.- Đỉnh đầu. 2.- Giữa chân mày. 3.- Ở cổ. 4.- Ở giữa ngực ngang tim. 5.- Ở bụng. 6.- Sinh thực khí. 7.-Ở xương cùng.

Đem nội hỏa gọi là châm lửa, đem mạch phân làm Tả mạch – Hữu mạch và Trung mạch. Do đó, 7 trung tâm và 3 mạch cuả Mật Tông và 12 kinh cùng Bát mạch của Đạo giáo, đại thể căn bản là giống nhau.

Đại Thủ Ấn nói về vận hành khí huyết, thông kinh mạch, nước cam lồ thấm nhuần tạng phủ, thấm nhuần gân cốt, điều hòa Thủy,Hỏa, Phong, Thổ. Những tác dụng trên, đều giống cách luyện tập của Đạo gia trung Hoa.

Phương pháp thông quan của Mật tông là đầu tiên đả thông kinh mạch, sau đó hội tụ lửa thành một điểm, sau đó châm lửa đốt thành ánh sáng; phương pháp nầy giống như phương pháp của Đạo gia là : luyện Tinh hóa Khí, luyện khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư, Luyện Hư hoàn Đạo.

Ba điểm bí mật của Mật Tông Đại Thủ Ấn là : 1- Quán tưởng. 2- Thất chi thiền tọa. 3- Chú Âm tức là thu nạp hít thở và niệm chú.

Tam quán của Đại thủ Ấn là : Không quán – Giả quán và Trung quán.

Không quán là quán tưởng vạn pháp tự thể là không có ; Giả quán là vạn pháp do duyên sanh hư tướng, sanh sanh diệt diệt. Trung quán là vạn pháp không thiệt, không giả, trung đạo, tức là áp dụng vạn pháp cho đúng lúc đúng thời, đúng Thời và Vị theo như tinh hoa cuả Kinh Dịch vậy.

Tập luyện Tam quán cuả Đại Thủ Ấn, có thể giúp Hành giả phá vỡ Ba điều mê hoặc, chứng đắc Tam trí và thành tựu Tam Đức, cuối cùng vĩnh viễn thoát được Ma đạo.

Ngoài ra còn có sự quán tưởng huyệt Đan điền là Nội quán, còn Ngoại quán, Hành giả có thể nhìn chân dung, Pháp tướng uy nghiêm, hình ảnh vị Thầy của mình, làm đối tượng để quán tưởng; Hành giả nhìn vài giữa chân dung, ngay chân mày cuả Thầy mình một cách mảnh liệt và tưởng tượng từ đó phóng ra, một luồng ánh sáng trắng, phóng đến giữa chân mày của mình. Đây là phương pháp tập trung tinh thần, đem tạp niệm biến thành nhất niệm, tập như thế một thời gian, hành giả có thể tiến đến,tập nội quán, quán tưởng tại đan điền. Khi hành giả tập trung chú ý đến huyệt Đan điền, thì ánh sáng sẽ hiện ra. Ngoại quán, quán tưởng lấy chân dung uy nghiêm vị Thầy của mình làm đối tượng để quán tưởng; còn Nội quán, quán tưởng của Đạo gia, thì đầu tiên quán tưởng huyệt đan điền, sau đến huyệt mạng môn, thứ ba quán tưởng huyệt Dủng Tuyền ở chân, thứ tư huyệt Bách hội, sau đó quán huyệt Mi tâm, giữa chân mày.

Còn nguyên tắc Đại Thủ Ấn của Mật Tông, đầu tiên quán tưởng Đan điền, sau đó đến trung tâm ở bụng, đến trung tâm tim, thứ tư ở cổ, thứ năm mi tâm và chót hết đến đỉnh đầu.

Trong lúc quán tưởng, không được căng thẳng thần kinh, hay chú ý quá sức, mà cần phải thư thả tự nhiên, không gấp rút....

Về phương pháp quán tưởng để làm phát sinh luồng nhiệt năng nội hỏa, thì hoàn toàn nhờ vào sự hít thở và tưởng tượng; khi hít không khí vào, thì tưởng tượng màu trắng, khi đến đơn điền biến thành màu đỏ, khi thở không khí ra, không khí biến thành màu đen. Việc tưởng tượng màu sắc có ý nghĩa như sau: Tưởng tượng ánh sáng trắng là biểu hiện cuả sự hấp thụ thanh tịnh quang minh; màu đỏ là sự phát sinh nội hỏa; màu đen là sự phế thải ra khí dơ và nghiệp chướng, hoặc có thể thay màu đen thành màu lam hay xanh cũng được.

Phương pháp quán tưởng nội hỏa:

Đầu tiên tưởng tượng một điểm tròn màu đỏ, tại huyệt đan điền, cách dưới rốn 4 ngón tay, huyệt nầy là điểm giao thoa của Tam mạch, tả hữu và trung mạch ; Điểm đỏ nầy được tưởng tượng như một đốm lửa nóng như than hồng trong lò, đỏ rực tỏa ra hơi nóng, sau đó hít một hơi dài, vận khí đi vào hai mạch tả hữu, để đi đến huyệt đan điền, thổi cho điểm lửa ở đây, mổi lúc càng nóng hơn ; khi thở ra hành giả tưởng tượng, thở ra không khí màu đen, hít thở như vậy, một vòng gọi là một tức ; cứ 10 tức thì cục lửa hóa ra to lớn hơn và thăng lên một trung tâm lực cao hơn,tức từ đan điền đi lên trung tâm tim, cổ, mi tâm.....Hít vào đếm 6 nhịp, ngưng 2, thở ra 6, ngưng 2 là xong một chu kỳ.

Khi tập lên cao, Thủ Ấn, Thân Ấn có thể biến thành quán tưởng; Chú ngữ biến thành Thu Nạp hít thở; và hít thở có thể hóa thành khí để quán tưởng; đó là sự hợp nhất của Tam Quán.

BÍ MẬT BÊN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ ẤN QUYẾT MẬT TÔNG

Tam mật trong Mật Tông là : Thân Mật – khẩu Mật và Ý Mật. Ý nghĩa nội tại của tam mật được giãi nghĩa ở ba cấp bậc luyện tập cao thấp khác nhau.

Nói riêng về thân mật, qui nạp lại có hai ý nghĩa : 1.- Bí mật thân thể của con người và vũ trụ, trời đất có một sự tương quan liên lạcvới nhau rất mật thiết. Nhưng vì đa số con người, không có luyện tập, để có đại trí tuệ, và không được thông qua sự luyện tập hợp lý, nên vĩnh viễn không thể phát huy được, sự tác dụng hổ tương nầy và không khai mở được sự bí mật tương quan của cơ thể con người cùng vũ trụ. 2.- Mật Tông nhận thấy rằng, có nhiều phương pháp luyện tập, truyền thống bí mật, được lưu truyền từ ngàn xưa, có thể giúp con người nhanh chóng, luyện tập trong một khoảng thời gian ngắn, có thể giúp con người liên lạc, cảm ứng được Thần Linh, và kết hợp con người và vũ trụ lại làm một, tiến đến đưa con người đến quả vị Thánh và Phật.

Nhưng từ phạm vi đạo lý và luyện tập Mật Tông của Nhật Bản và Mật tông của Tây Tạng, có những điểm căn bản khác nhau. Phía Mật tông Nhật Bản, sự kết hợp Tâm Thức và Tâm Lý, giữa sự quán tưởng, cùng một cách thức tập luyện nào đó, để kết hợp thành những hình ấn quyết khác, thông qua sự tập luyện ; hành giả có thể thâu đạt được những tiềm năng huyền bí, rất đáng được nghiên cứu và học tập. Về phía Mật Tông Tây Tạng, ngoại trừ uy lực của Ấn Quyết, còn có khí lực của thân người, kinh mạch, tuyến nội tiết của thân người, đều có khả năng bí mật, giúp cho con người TỨC THÂN THÀNH PHẬT, THIÊN NHÂN TƯƠNG THÔNG, HỢP NHẤT VỚI NHAU; Có thể nói là rất gần với sự tập luyện khí và kinh Mạch của Đạo gia Trung Hoa.

Những kẻ bàng quan, những kẻ không hiểu biết, khi xem qua những Ấn Quyết của Mật Tông, có thể hiểu lầm là những trò đùa của ảo thuật. Nhưng thật ra, đó là những khoa học bí mật cao cấp về nhân thể quang học và Nhân Thể Điện và Hóa Học, sẽ được khoa học giải thích nội dung bí mật của nó trong một ngày gần đây.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA KHÍ LỰC KINH MẠCH CỦA HAI BÀN TAY – CHÂN ĐƯỢC XỬ DỤNG TRONG LÚC BẮT ẤN QUYẾT.

Ấn quyết là sự chứng nghiệm của cổ nhân để lại; trong khi luyện tập, dùng hai bàn tay để bắt ấn, thì ta sẽ chứng nghiệm và cảm nhận được luồng khí lực, được phát ra rất mạnh từ hai bàn tay, và ta chỉ cần luyện tập trong một khoảng thời gian ngắn là có thể đạt được hiệu quả.

Dùng phương pháp Tam Mật Tương Ứng, mà hằng tâm tập luyện, các ấn quyết một cách tuần tự, chỉ trong một thời gian tập luyện liên tục ; đến khi khí lực trong cơ thể, đã nhờ sự tập luyện, mà tích tụ đầy đủ mạnh ; thì ta có thể vận dụng làm chuyển động toàn khí lực, trong toàn thân ra ngoài hai bàn tay đang bắt ấn quyết, sẽ khiến ấn quyết đang bắt, sẽ phát ra một luồng khí quang sáng rực.

Sau đây là sự liên hệ giữa thủ ấn và kinh mạch:

Bàn tay trái gọi là Thiện Niệm Thủ, còn gọi là Chỉ thủ – bàn tay đình chỉ, ngưng – hay còn gọi là Tam muội Thủ. Bàn tay mặt gọi là Bi Niệm thủ, còn có tên là Quán thủ, Bát Nhả. Mổi bàn tay gọi là Kim Cang Chưởng. Mười ngón tay thường được gọi là Thập Luân Viên Mản, lại còn có tên là Thập Độ, Thập Địa, Thập Giới, Thập Ba La Mật ; Mười đầu ngón tay được gọi là Thập Ba La Mật Phong – tức là mười đỉnh của mười ngọn núi cao. Ngón cái tay trái có tên gọi là Trí, ngón trỏ là Lực, ngón giữa là Nguyện, ngón áp út là Phương, ngón út là Huệ. Ngón cái tay mặt là Thiền, ngón trỏ là Tiến, ngón giữa là Nhẩn, ngón áp út là Giới, ngón út là Thí.

Sau khi luyện tập thủ ấn, đã phát động được nội khí, ta có thể vận động 10 ngón tay và 10 ngón chân, để nội khí trong 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch, được vận hành, khiến cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt, đẩy mạnh quá trình biến dưởng, thông qua đó giúp cho cơ thể chống được bệnh tật và sự tấn công của ngoại giới.

Sự lay động các ngón tay, hay sự khâu vòng các ngón tay lại với nhau, có thể làm cho nội khí vận hành trong cơ thể, sản sinh ra sự kích động, làm cho cơ thể tự rung động, ngả nghiêng và kích động mảnh liệt.

Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón tay như sau:

- Ngón cái phát ra khí lực của Thái Âm Phế kinh.
- Ngón trỏ phát ra khí lực của Dương minh Đại Trường Kinh.
- Ngón giữa phát ra khí lực của kinh tâm Bào Lạc.
- Ngón út phát ra khí lực của Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.

Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón chân như sau :

- Ngón chân cái phát ra khí lực của Tỳ Kinh.
- Ngón chân trỏ phát ra khí lực của Can Kinh.
- Ngón chân giữa phát ra khí lực của Vị Kinh.
- Ngón chân áp út phát ra khí lực của Đảm Kinh.

Phàm lệ khi các ngón tay bắt ấn, khâu vòng vào nhau, thì có công năng luyện khí nội tại bên trong của cơ thể ; còn khi các ngón tay nào duổi thẳng, thì có công năng phóng phát khí lực từ bên trong ra ngoài. Do đó, Khí lực nội luyện là Bổ, còn khí lực được phóng ra ngoài là Tả. Vì thế, tùy theo tình hình sức khõe của mổi người, mà bắt ấn Bổ hoặc Tả, để luyện tập – Cơ thể yếy thì Bổ và ngược lại, cơ thể quá dư thừa khí lực thì Tả.

Sự Bổ Tả của khí lực dùng trong các ấn quyết trong lụ́c luyện tập là:

KIM CANG TAM CÔ ẤN: Hai đầu ngón cái và ngón trỏ của mổi bàn tay nối lại vòng tròn, còn các ngón còn lại duổi thẳng ra, hai bàn tay để trước bụng, tay mặt để bên, trên tay trái để bên dưới, ấn nầy dùng để làm bổ khí lực của Thái Âm Phế Kinh và Đại Trường Kinh. Đồng thời bài tiết, phế thải khí lực dư thừa hay thải trược khí của ngón giữa là Tâm Bào Kinh, ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh.

QUAN ÂM CAM LỘ ẤN: Hai đầu ngón cái và ngón giữa khâu vòng lại, các ngón còn lại duổi thẳng lên, bàn tay để trước ngực. Dùng để tập luyện làm bổ cho khí lực của ngón cái là Thủ Thái Âm Phế Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, đồng thời làm phóng khí lực hoặc làm bài tiết phế thải khí lực dư thừa hay trược khí của ngón trỏ Đại Trường Kinh, Ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh và Tâm Kinh.

KIẾT TƯỜNG ẤN: Đầu ngón cái và ngón áp út đeo nhẩn khâu vòng chạm vào nhau, các ngón khác duổi thẳng lên. Được tập luyện để làm bồi bổ khí lực của Thủ Thái Âm Kinh và ngón áp út là Tam Tiêu Kinh, làm phóng khí lực của ngón trỏ là Đại Trường Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, ngón út là Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.

NGŨ HÀNH ẤN ĐƯỢC DÙNG TRONG VÕ THUẬT.

Khi giáp trận chiến đấu, nhà Võ Thuật Gia có thể dùng các ngón tay, đan xỏ vào nhau, để bắt thành Ngũ Hành Ấn : Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Không. Để nhờ đó, họ có thể tập trung sự chú ý vào trong các ấn quyết nầy, để điều chỉnh năng lượng tâm thức của mình, lên đến các cảnh giới cao, chuẩn bị các thái độ cần phải có, để làm nền tảng, cho các kỷ thuật, hoặc các đòn thế thích hợp với tình hình chiến đấu cần đến.

Ấn quyết trong võ thuật được các sát thủ Ninja Nhật Bản xử dụng trong các cuộc chiến đấu. Những ấn quyết nầy được tuyển chọn cẩn thận từ các hệ thống Yoga của Ấn Độ, và từ các phái Mật Tông của Phật Giáo.

Các ấn quyết nầy được xử dụng, như một kỷ thuật để làm nền tảng, cho sự tập trung tất cả ý chí, cùng phát huy tận dụng toàn thể, năng lực tiềm ẩn của nhà Võ Thuật Gia, để dùng trong một cuộc chiến đấu sinh tử.

Ngũ Hành Ấn Quyết là đại biểu cho Đất, Nước, Lửa, Gió và Không Đại, là những ấn quyết cơ bản, bắt đầu cho 81 ấn quyết, hiệu quả trong tương lai.

81 ấn quyết được lần lượt đan quyện vào nhau, tùy hoàn cảnh và tình thế cần đến, Nhà võ thuật gia có thể làm yên lặng tâm thức của mình, và xử dụng Ngũ Hành Ấn, để mang tâm thức của mình lên cảnh giới cao hơn ( giống như lên đồng ), để tạo những thay đổi trong cơ thể theo ý muốn, như làm giảm áp suất của máu, làm tim đập chậm lại, tập trung toàn thể sự chú ý vào một vấn đề quan trọng nào cần giải quyết ; có thể kéo dài sự tỉnh táo trong một thời gian dài và có thể nín thở từ 3 phút trở lên.

Ấn quyết có thể giúp Nhà Võ Thuật Gia, xử dụng tâm thức của mình một cách hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, dấn thân trong các sứ mạng nguy hiểm.

Những sự tập luyện của phái Mật Tông Nhật Bản (MIKKYO), có thể giúp cho Nhà Võ Thuật Gia, phát triển những quyền năng tâm linh và những sức mạnh siêu hình, dùng để hổ trợ cho các giác quan và những đòn thế trong việc chiến đấu.

Ngoài ra, các sát thủ Ninja cuả các quốc gia Đông phương còn xử dụng cả Cửu Tự Ấn Quyết của Mật Tông trong sự tập luyện và dùng cả trong chiến đấu nữa.

Cửu tự Ấn quyết thường dùng chung với Thập Tự Quyết:

Cửu Tự Ấn Quyết là:

LÂM – BINH – ĐẤU – GIẢ – GIAI- TRẬN – LIỆT – TIỀN.

Thập Tự Quyết: là bùa Tứ Tung Ngũ Hoành vẽ đan xỏ vào nhau. Thập Tự Quyết dùng để ếm các sự xâm phạm của ma quỷ, cùng những hiểm nguy có thể xảy đến cho nhà Võ Thuật Gia, bằng cách liên tục bắt Cửu Tự Ấn, xong dùng kiếm ấn tay mặt, vẽ Thập Tự Quyết trong lòng bàn tay trái, xong nắm lại và thổi phù vào đó, đồng thời bàn tay phóng bùa nầy, vào nơi chổ mình muốn yếm hay vào nơi bị bệnh của bệnh nhân trong khi trị bệnh bằng khí công ngoại cảm cho người khác.

(Mật tông khí công)
Nguồn thuvienvietnam