Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

Những trường phái khí công

NHỮNG TRƯỜNG PHÁI KHÍ CÔNG

Có năm trường phái khí công chánh: Trường Phái Lão Học, Trường Phái Phật Học, Trường Phái Khổng Học, Truờng Phái Y Học và Trường Phái Võ Thuật.

Lão tử sống cùng thời với Khổng Tử. Khổng Tử có công san định Kinh Dịch. Trước cảnh điêu linh thống khổ của dân chúng, cũng lập nên một học thuyết nhất quán về Vũ Trụ và con người "Sinh ra vạn vật không phải là Trời mà là Ðạo". "Có một vật do sự hỗn hợp mà thành, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng yên một mình mà không biến cải, trôi đi mọi tâm pháp diệt ái dục, để Tinh đầy đủ, rồi từ đó Khí sung mãn, và Thần vững vàng; Thần không còn dao động sẽ hòa đồng với Vũ Trụ".

Còn phương châm xử thế có thể thâu gọn vào một câu: "Ðạo của Thánh Nhân, Làm Mà Không Tranh". Trích trong Ðạo Ðức Kinh.

Trong những người nối nghiệp của Lão Tử phải kể đến Trang Tử, với cuốn Nam Hoa Kinh Trang Tử nói là con người thật sự phải thở tới gót chân. Ý muốn nói phải biết thu hút khí từ bàn chân. Trang Tử cũng chủ trương hoà mình với vạn vật và thuận theo tự nhiên. Bởi vì vạn vật là một. "Giữ tâm cho điềm đạm, Khí cho điềm tĩnh, thuận theo tính tự nhiên của mọi vật mà không theo ý riêng của mình, thì thiên hạ trị vậy".

Khổng Tử và Mạnh Tử lập ra thuyết Nhân Nghĩa và Ðạo Trung Dung trong xử thế. Riêng về Khí Công, người tập luyện phải làm chủ được tư tưởng và có đức độ.Sau này những thi sĩ nỗi tiếng như Lý Thái Bạch, Tô Ðông Pha, Bạch Cư Dị, Thân Tôn Trung cũng lấy khí công để rèn luyện Tâm Trí.

Trong Y Học Trung Quốc có 2 phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp Ngoại Tượng Giải Phẩu, tức tìm hiểu con người bằng phẩu tích, hay bằng các nghiên cứu vật lý như y học hiện đại tại các phòng thí nghiệm.

2. Phương pháp Nội Thị Công Phu, trong đó học giả bằng nội quan tự nhận xét những biến động của cơ thể trong mối tương quan với ngoại cảnh. Chính phương pháp thứ hai này mà người xưa khám phá ra Khí; Khí ở trong cơ thể cũng như ở ngoài cơ thể rồi dựa vào Kinh Dịch và thuyết Âm Dương quân bình với thuyệt Ngũ Hành sinh khắc mà xây dựng Khí Công trong điều trị.

Khí Công bắt đầu được áp dụng từ năm 200 trước Công Nguyên vào võ thuật khi đã có kiến thức vững vàng về Khí, vận Khí vào đường Kinh Mạch, phát Khí và truyền Khí.

Khí Công tập luyện để phát triển và vận Khí trong Cân (Cân bao bọc các cơ quan như Tim, có Tâm Bào và có công dụng che chở, nuôi dưỡng, tái sinh) và trong Gân Cốt. Riêng trong Xương Khí có công dụng tái sinh tủy xương và huyết cầu. Ðối với Phủ Tạng để phát triển tối đa Khí trong Cân nên tập theo giờ vận chuyển của các Kinh liên hệ.

Phương Pháp Tấn Công Của Khí Công Võ Thuật

1. Ðiểm Huyệt: Có tất cả 108 huyệt mà có thể điểm để đánh bại đối phương. Trong đó có 36 huyệt chính và 12 huyệt trọng yếu mà điểm mạnh có thể gây trọng thương nặng hay tử vong, với điều kiện là điểm trúng giờ vận chuyển của kinh mạch liên hệ, như huyệt Thái Dương liên hệ với Kinh Vị vào giờ Thìn(7-9 giờ). Ðánh mạnh vào các huyệt Ðốc Mạch làm giảm chức năng của cơ quan liên hệ, làm Khí đình trệ tại một vùng của cơ thể và gây tổn thương nặng dần.

2. Bế Mạch là một loại điểm huyệt bằng cách đánh mạnh hay bóp chặt một số huyệt ở cổ gần Ðộng Mạch Chủ làm máu không lên não được và đối phương bị ngất. Nhưng ấn nhẹ có mức độ vào vùng này chỉ làm cho đối phương ngủ.

3. Bế Tức: làm cho đối phương không thở được và ngất xỉu. Bóp chặt hay đánh mạnh vào Yết Hầu, đánh mạnh vào một số huyệt ở vùng dưới Núm Vú, vùng Dạ Dày cũng đạt được mục tiêu này.

Sự Phát Triển Của Khí Công

Tại Trung Quốc hiện nay, Khí Công là một bộ môn đang được nghiên cứu sâu rộng trong nghành Y Học. Hoa Kỳ là nước thứ nhì đang cho phát triển mạnh khí công tại nhiều viện khoa học nhờ sự cộng tác của cộng đồng người Hoa tại các thành phố lớn như New York (Viện Sinh Lý Học Và Tâm Lý Học)

Khí Công cũng đã bắt đầu được phổ biến và nghiên cứu tại Châu Âu. Nguyễn Văn Nghị là một trong những nhà Châm Cứu Học viết về Khí Công dựa vào thuyết Tinh-Khí-Thần để lập ra Vũ Thuật Thụy Ðiển. Thuyết này được Ci Bot phổ biến ở Châu Âu.

Từ "Do" có nghĩa là Ðạo trong Khí Công, là nguồn gốc của những môn võ thuật Nhật Bản hiện thời (như môn Judo, Aikido, Kendo...). Ðiểm chính để thành công là luyện đan điền bằng tập thở bụng và tập trung tư tưởng; Khi Khí đã được tích tụ ở Ðan Ðiền thì người tập Khí Công có thể điều dộng Khí vào các Kinh Mạch, nhất là Nhâm Ðốc Mạch để luyện Vòng Âm Dương Tiểu Chu Thiên, hay Ðại Chu Thiên, hay tới một vùng nào đó của cơ thể như tay chân để tấn công hay đỡ đòn.

Các Môn Khí Công Ðặc Biệt

1. Khí Công Dương Pháp tức Khí nóng của môi trường bên ngoài làm cơ sở tập luyện với mục tiêu tăng Dương Khí trong cơ thể. Có 2 phương pháp:

a. Thái Dương Công là tập luyện dưới ánh sáng mặt trời buổi chiều, buổi sáng rồi buổi trưa.
b. Hỏa Nhiệt Công là tập luyện bên cạnh lửa hoặc trên vật nóng.

2. Khí Công Âm Pháp là lấy Khí lạnh âm làm cơ sở luyện tập (Thái Âm Công và Hàn Thạch Công)

Yoga và Khí Công - Liên Hệ Tương Ðồng Và Khác Biệt

Khí Công cũng như Yoga nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, điều trị bệnh tật giúp sống lâu và rèn luyện con người có phẩm chất cao, trí tuệ thông suốt. Tuy nhiên Yoga thiên về khả năng siêu thực hơn là Khí Công.

Yoga quan niệm trong người có cái Cực Dương là "Vishnou" trụ tại sọ não và cái Cực Âm là "Kundalini" trụ tại đốt sông cùng của cột sống. Giữa hai trung tâm này là những Luân Xa tức "Chakra" tích tụ "Prana" (Khí). Mục đích của Yoga là tập luyện để "Kundalini" tiến lên theo đường Tủy Sống ("Sashumna") qua các Luân Xa và hợp nhất với "Vishnou". Khi đó con người nhận biết được tự bản thân và đạt được hoàn thiện tột bực.

Yoga cũng như Khí Công quan niệm Khí hay Prana là một chất vô hình sinh ra năng lượng và là cơ sở của sự sống, mà những rối loạn hay suy giảm là đầu mối của bệnh tật. Prana tức Khí ở khắp nơi trong Vũ Trụ cũng như ở trong thân thể mà có thể lấy Ý điều khiển được. Một nguồn cung cấp Prana cho cơ thể là Phổi. Phổi thu hút Khí trời trong đó có Prana. Bởi vậy làm chủ được hơi thở là căn bản của Yoga, giống như Khí Công.

Khí trong Khí Công vận hành theo quy luật Âm Dương và Ngũ Hành của Dịch Lý. HATHA Yoga bao hàm từ Ha là Mặt Trời ám chỉ Dương, Tha là mặt trăng ám chỉ Âm nhưng không đi sâu vào triết lý Âm Dương. Yoga không đề cập đến Ngũ Hành với những quy luật để nương vào đó tập luyện và điều trị bệnh.

Yoga cũng nói đến "Nadi" tức Kinh Mạch mà con số lên tới 200 đến 300 ngàn, trong đó có 10-14 Nadi chánh với 3 Nadi quan trọng nhất là "Ida", "Pingala" nằm ở hai bên Tủy Sống và "Sushumna" nằm ở giữa. Con đường vận hành chánh của Prana là Sushumna mà trong đó có các Luân Xa.

Khí Công vận chuyển Khí chủ yếu theo Kinh Mạch qua các Huyệt mà vòng chính là Tiểu Chu Thiên tức Nhâm Ðốc Mạch.

Khí Công chủ trương thở bằng Cơ Hoành và Bụng là chính. Thở nhẹ nhàng , êm dịu, ngoại trừ trong Cách Thở Nội Lực có Hít Sâu và Nín Thở Lâu.

Trong Yoga nhấn mạnh vào việc kéo dài thời gian ngưng thở sau mỗi lần hít thở sâu. Hít vào sâu tích lũy Prana. Nín hơi còn giúp rửa sạch đến tận đáy những Phế Nan nhỏ nhất và từ đó đào thải những cặn bã còn tồn đọng trong máu, và gián tiếp tăng cường chức năng của toàn thể Phủ Tạng.

Khí Và Thất Tình

Một trong những nguyên nhân làm rối loạn Khí và từ đó gây ra bệnh là Thất Tình, Vì:

"Giận quá làm Khí Nghịch lên
Bi ai làm Khí tiêu tan
Sợ hãi làm Khí không lưu hành được
Lo nghĩ làm Khí kết lại"

Xóa bỏ hay làm dịu Thất Tình trong tập luyện Khí Công, để tâm bình là ngăn chặn sự rối loạn Khí.

Tài liệu quý giá
Giáo Sư Thạc Sĩ Ngô Gia Hy- Ngô Gia Lương.

Sách Tham Khảo
1. "Thiết Bố Sam Khí Công" trình bày cách tăng cường áp lực Khí trong Cân Cơ, vận Khí trong Xương.
2. "Luyện Dục lực Nam, Luyện Dục Lực Nữ" luận về phương pháp Tiết Dục và nhất là giao hợp mà không phóng Tinh ở người Nam mà vẫn có cực Khoái Cảm.
3. "Phương Pháp Xoa Bóp" trình bày cách xoa bóp các cơ quan để duy trì khí lực và hồi xuân. Tác Giả phải kể tới Mantakchia người Mỹ gốc Thái.

Tuấn Ngô (sưu tầm và tổng hợp)

Không có nhận xét nào: