Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

Khái lược về khí công - mật tông

Khái lược về khí công - mật tông Ngày 17/01/2008 09:14 Karma: 0
Ba món báu mật của Đạo Giáo là TINH – KHÍ – THẦN ; Ba món vật quí giá của Phật Giáo Hiển Tông là PHẬT – PHÁP – TĂNG ; Ba món vật quí báu của Phật Giáo Mật Tông là KHÍ – MẠCH – MINH ĐIỂM.

Mật Tông chú trọng sự luyện tập của cá nhân về Ý và KHÍ ; Từ sự luyện tập ĐIỂM trở thành KHÍ, và từ KHÍ chuyển vận KINH MẠCH, từ đó sinh ra NỘI HỎA ( lửa bên trong ), từ nội hỏa sản sinh ra QUANG MINH ( sự chiếu sáng ), từ quang minh hòa nhập vào biển VŨ TRỤ QUANG, đạt đến cảnh giới của PHẬT QUẢ, đó là sự liên hệ quan trọng, giữa ĐẠI THỦ ẤN và KINH MẠCH.

KINH MẠCH là gì? người xưa có nói : Kinh mạch giả, hành khí huyết, thông âm dương. Trong cơ thể của con người, kinh mạch là những con đường, để khí huyết lưu thông đi nuôi cơ thể.

Sự tu luyện của Đạo gia phái Côn Luân, chú trọng đến phương pháp Thông Tam Tiêu – là Thượng Tiêu, từ̉ hoành cách mô trở lên, trung tiêu là từ hoành cách mô xuống đến bụng, hạ tiêu là từ bụng xuống đến chân.

Kinh mạch được chia ra làm 12 đường kinh mạch là : 1.- Thủ thái dương phế kinh. 2.- Thủ âm minh đại trường kinh. 3.- Túc âm minh vị kinh. 4.- Túc thái dương tỳ kinh. 5.- Thủ thiếu dương tâm kinh. 6.- Thủ thái âm tiểu trường kinh. 7.- Túc thái âm bàng quang kinh. 8.- Túc thiếu dương thận kinh. 9.- Thủ khuyết dương tâm bào kinh. 10.- Thủ thiếu âm tam tiêu kinh. 11.-Túc thiếu âm đảm kinh.12.- Túc khuyết dương can kinh.

Kỳ kinh bát mạch gồm có : 1.- Nhâm mạch. 2.- Đốc mạch. 3.- Xung mạch. 4.- Đới mạch. 5.- Dương duy mạch. 6.- Âm duy mạch. 7.- Dương kiểu mạch. 8.- Âm kiểu mạch.

Sự tu luyện cuả Đạo gia, vận khí trong 12 kinh mạch, gọi là sự vận hành khí trong Đại Châu Thiên, còn sự vận hành khhí trong kỳ kinh bát mạch gọi là Tiểu Châu thiên.

Phương pháp Đại Thủ Ấn của Mật Tông, không phân chia phức tạp như Đạo gia.

Mật tông đem những Tùng Thần kinh, Chủ yếu là Kinh Mạch chia ra làm 7 trung tâm, phân chia như sau : 1.- Đỉnh đầu. 2.- Giữa chân mày. 3.- Ở cổ. 4.- Ở giữa ngực ngang tim. 5.- Ở bụng. 6.- Sinh thực khí. 7.-Ở xương cùng.

Đem nội hỏa gọi là châm lửa, đem mạch phân làm Tả mạch – Hữu mạch và Trung mạch. Do đó, 7 trung tâm và 3 mạch cuả Mật Tông và 12 kinh cùng Bát mạch của Đạo giáo, đại thể căn bản là giống nhau.

Đại Thủ Ấn nói về vận hành khí huyết, thông kinh mạch, nước cam lồ thấm nhuần tạng phủ, thấm nhuần gân cốt, điều hòa Thủy,Hỏa, Phong, Thổ. Những tác dụng trên, đều giống cách luyện tập của Đạo gia trung Hoa.

Phương pháp thông quan của Mật tông là đầu tiên đả thông kinh mạch, sau đó hội tụ lửa thành một điểm, sau đó châm lửa đốt thành ánh sáng; phương pháp nầy giống như phương pháp của Đạo gia là : luyện Tinh hóa Khí, luyện khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư, Luyện Hư hoàn Đạo.

Ba điểm bí mật của Mật Tông Đại Thủ Ấn là : 1- Quán tưởng. 2- Thất chi thiền tọa. 3- Chú Âm tức là thu nạp hít thở và niệm chú.

Tam quán của Đại thủ Ấn là : Không quán – Giả quán và Trung quán.

Không quán là quán tưởng vạn pháp tự thể là không có ; Giả quán là vạn pháp do duyên sanh hư tướng, sanh sanh diệt diệt. Trung quán là vạn pháp không thiệt, không giả, trung đạo, tức là áp dụng vạn pháp cho đúng lúc đúng thời, đúng Thời và Vị theo như tinh hoa cuả Kinh Dịch vậy.

Tập luyện Tam quán cuả Đại Thủ Ấn, có thể giúp Hành giả phá vỡ Ba điều mê hoặc, chứng đắc Tam trí và thành tựu Tam Đức, cuối cùng vĩnh viễn thoát được Ma đạo.

Ngoài ra còn có sự quán tưởng huyệt Đan điền là Nội quán, còn Ngoại quán, Hành giả có thể nhìn chân dung, Pháp tướng uy nghiêm, hình ảnh vị Thầy của mình, làm đối tượng để quán tưởng; Hành giả nhìn vài giữa chân dung, ngay chân mày cuả Thầy mình một cách mảnh liệt và tưởng tượng từ đó phóng ra, một luồng ánh sáng trắng, phóng đến giữa chân mày của mình. Đây là phương pháp tập trung tinh thần, đem tạp niệm biến thành nhất niệm, tập như thế một thời gian, hành giả có thể tiến đến,tập nội quán, quán tưởng tại đan điền. Khi hành giả tập trung chú ý đến huyệt Đan điền, thì ánh sáng sẽ hiện ra. Ngoại quán, quán tưởng lấy chân dung uy nghiêm vị Thầy của mình làm đối tượng để quán tưởng; còn Nội quán, quán tưởng của Đạo gia, thì đầu tiên quán tưởng huyệt đan điền, sau đến huyệt mạng môn, thứ ba quán tưởng huyệt Dủng Tuyền ở chân, thứ tư huyệt Bách hội, sau đó quán huyệt Mi tâm, giữa chân mày.

Còn nguyên tắc Đại Thủ Ấn của Mật Tông, đầu tiên quán tưởng Đan điền, sau đó đến trung tâm ở bụng, đến trung tâm tim, thứ tư ở cổ, thứ năm mi tâm và chót hết đến đỉnh đầu.

Trong lúc quán tưởng, không được căng thẳng thần kinh, hay chú ý quá sức, mà cần phải thư thả tự nhiên, không gấp rút....

Về phương pháp quán tưởng để làm phát sinh luồng nhiệt năng nội hỏa, thì hoàn toàn nhờ vào sự hít thở và tưởng tượng; khi hít không khí vào, thì tưởng tượng màu trắng, khi đến đơn điền biến thành màu đỏ, khi thở không khí ra, không khí biến thành màu đen. Việc tưởng tượng màu sắc có ý nghĩa như sau: Tưởng tượng ánh sáng trắng là biểu hiện cuả sự hấp thụ thanh tịnh quang minh; màu đỏ là sự phát sinh nội hỏa; màu đen là sự phế thải ra khí dơ và nghiệp chướng, hoặc có thể thay màu đen thành màu lam hay xanh cũng được.

Phương pháp quán tưởng nội hỏa:

Đầu tiên tưởng tượng một điểm tròn màu đỏ, tại huyệt đan điền, cách dưới rốn 4 ngón tay, huyệt nầy là điểm giao thoa của Tam mạch, tả hữu và trung mạch ; Điểm đỏ nầy được tưởng tượng như một đốm lửa nóng như than hồng trong lò, đỏ rực tỏa ra hơi nóng, sau đó hít một hơi dài, vận khí đi vào hai mạch tả hữu, để đi đến huyệt đan điền, thổi cho điểm lửa ở đây, mổi lúc càng nóng hơn ; khi thở ra hành giả tưởng tượng, thở ra không khí màu đen, hít thở như vậy, một vòng gọi là một tức ; cứ 10 tức thì cục lửa hóa ra to lớn hơn và thăng lên một trung tâm lực cao hơn,tức từ đan điền đi lên trung tâm tim, cổ, mi tâm.....Hít vào đếm 6 nhịp, ngưng 2, thở ra 6, ngưng 2 là xong một chu kỳ.

Khi tập lên cao, Thủ Ấn, Thân Ấn có thể biến thành quán tưởng; Chú ngữ biến thành Thu Nạp hít thở; và hít thở có thể hóa thành khí để quán tưởng; đó là sự hợp nhất của Tam Quán.

BÍ MẬT BÊN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ ẤN QUYẾT MẬT TÔNG

Tam mật trong Mật Tông là : Thân Mật – khẩu Mật và Ý Mật. Ý nghĩa nội tại của tam mật được giãi nghĩa ở ba cấp bậc luyện tập cao thấp khác nhau.

Nói riêng về thân mật, qui nạp lại có hai ý nghĩa : 1.- Bí mật thân thể của con người và vũ trụ, trời đất có một sự tương quan liên lạcvới nhau rất mật thiết. Nhưng vì đa số con người, không có luyện tập, để có đại trí tuệ, và không được thông qua sự luyện tập hợp lý, nên vĩnh viễn không thể phát huy được, sự tác dụng hổ tương nầy và không khai mở được sự bí mật tương quan của cơ thể con người cùng vũ trụ. 2.- Mật Tông nhận thấy rằng, có nhiều phương pháp luyện tập, truyền thống bí mật, được lưu truyền từ ngàn xưa, có thể giúp con người nhanh chóng, luyện tập trong một khoảng thời gian ngắn, có thể giúp con người liên lạc, cảm ứng được Thần Linh, và kết hợp con người và vũ trụ lại làm một, tiến đến đưa con người đến quả vị Thánh và Phật.

Nhưng từ phạm vi đạo lý và luyện tập Mật Tông của Nhật Bản và Mật tông của Tây Tạng, có những điểm căn bản khác nhau. Phía Mật tông Nhật Bản, sự kết hợp Tâm Thức và Tâm Lý, giữa sự quán tưởng, cùng một cách thức tập luyện nào đó, để kết hợp thành những hình ấn quyết khác, thông qua sự tập luyện ; hành giả có thể thâu đạt được những tiềm năng huyền bí, rất đáng được nghiên cứu và học tập. Về phía Mật Tông Tây Tạng, ngoại trừ uy lực của Ấn Quyết, còn có khí lực của thân người, kinh mạch, tuyến nội tiết của thân người, đều có khả năng bí mật, giúp cho con người TỨC THÂN THÀNH PHẬT, THIÊN NHÂN TƯƠNG THÔNG, HỢP NHẤT VỚI NHAU; Có thể nói là rất gần với sự tập luyện khí và kinh Mạch của Đạo gia Trung Hoa.

Những kẻ bàng quan, những kẻ không hiểu biết, khi xem qua những Ấn Quyết của Mật Tông, có thể hiểu lầm là những trò đùa của ảo thuật. Nhưng thật ra, đó là những khoa học bí mật cao cấp về nhân thể quang học và Nhân Thể Điện và Hóa Học, sẽ được khoa học giải thích nội dung bí mật của nó trong một ngày gần đây.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA KHÍ LỰC KINH MẠCH CỦA HAI BÀN TAY – CHÂN ĐƯỢC XỬ DỤNG TRONG LÚC BẮT ẤN QUYẾT.

Ấn quyết là sự chứng nghiệm của cổ nhân để lại; trong khi luyện tập, dùng hai bàn tay để bắt ấn, thì ta sẽ chứng nghiệm và cảm nhận được luồng khí lực, được phát ra rất mạnh từ hai bàn tay, và ta chỉ cần luyện tập trong một khoảng thời gian ngắn là có thể đạt được hiệu quả.

Dùng phương pháp Tam Mật Tương Ứng, mà hằng tâm tập luyện, các ấn quyết một cách tuần tự, chỉ trong một thời gian tập luyện liên tục ; đến khi khí lực trong cơ thể, đã nhờ sự tập luyện, mà tích tụ đầy đủ mạnh ; thì ta có thể vận dụng làm chuyển động toàn khí lực, trong toàn thân ra ngoài hai bàn tay đang bắt ấn quyết, sẽ khiến ấn quyết đang bắt, sẽ phát ra một luồng khí quang sáng rực.

Sau đây là sự liên hệ giữa thủ ấn và kinh mạch:

Bàn tay trái gọi là Thiện Niệm Thủ, còn gọi là Chỉ thủ – bàn tay đình chỉ, ngưng – hay còn gọi là Tam muội Thủ. Bàn tay mặt gọi là Bi Niệm thủ, còn có tên là Quán thủ, Bát Nhả. Mổi bàn tay gọi là Kim Cang Chưởng. Mười ngón tay thường được gọi là Thập Luân Viên Mản, lại còn có tên là Thập Độ, Thập Địa, Thập Giới, Thập Ba La Mật ; Mười đầu ngón tay được gọi là Thập Ba La Mật Phong – tức là mười đỉnh của mười ngọn núi cao. Ngón cái tay trái có tên gọi là Trí, ngón trỏ là Lực, ngón giữa là Nguyện, ngón áp út là Phương, ngón út là Huệ. Ngón cái tay mặt là Thiền, ngón trỏ là Tiến, ngón giữa là Nhẩn, ngón áp út là Giới, ngón út là Thí.

Sau khi luyện tập thủ ấn, đã phát động được nội khí, ta có thể vận động 10 ngón tay và 10 ngón chân, để nội khí trong 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch, được vận hành, khiến cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt, đẩy mạnh quá trình biến dưởng, thông qua đó giúp cho cơ thể chống được bệnh tật và sự tấn công của ngoại giới.

Sự lay động các ngón tay, hay sự khâu vòng các ngón tay lại với nhau, có thể làm cho nội khí vận hành trong cơ thể, sản sinh ra sự kích động, làm cho cơ thể tự rung động, ngả nghiêng và kích động mảnh liệt.

Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón tay như sau:

- Ngón cái phát ra khí lực của Thái Âm Phế kinh.
- Ngón trỏ phát ra khí lực của Dương minh Đại Trường Kinh.
- Ngón giữa phát ra khí lực của kinh tâm Bào Lạc.
- Ngón út phát ra khí lực của Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.

Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón chân như sau :

- Ngón chân cái phát ra khí lực của Tỳ Kinh.
- Ngón chân trỏ phát ra khí lực của Can Kinh.
- Ngón chân giữa phát ra khí lực của Vị Kinh.
- Ngón chân áp út phát ra khí lực của Đảm Kinh.

Phàm lệ khi các ngón tay bắt ấn, khâu vòng vào nhau, thì có công năng luyện khí nội tại bên trong của cơ thể ; còn khi các ngón tay nào duổi thẳng, thì có công năng phóng phát khí lực từ bên trong ra ngoài. Do đó, Khí lực nội luyện là Bổ, còn khí lực được phóng ra ngoài là Tả. Vì thế, tùy theo tình hình sức khõe của mổi người, mà bắt ấn Bổ hoặc Tả, để luyện tập – Cơ thể yếy thì Bổ và ngược lại, cơ thể quá dư thừa khí lực thì Tả.

Sự Bổ Tả của khí lực dùng trong các ấn quyết trong lụ́c luyện tập là:

KIM CANG TAM CÔ ẤN: Hai đầu ngón cái và ngón trỏ của mổi bàn tay nối lại vòng tròn, còn các ngón còn lại duổi thẳng ra, hai bàn tay để trước bụng, tay mặt để bên, trên tay trái để bên dưới, ấn nầy dùng để làm bổ khí lực của Thái Âm Phế Kinh và Đại Trường Kinh. Đồng thời bài tiết, phế thải khí lực dư thừa hay thải trược khí của ngón giữa là Tâm Bào Kinh, ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh.

QUAN ÂM CAM LỘ ẤN: Hai đầu ngón cái và ngón giữa khâu vòng lại, các ngón còn lại duổi thẳng lên, bàn tay để trước ngực. Dùng để tập luyện làm bổ cho khí lực của ngón cái là Thủ Thái Âm Phế Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, đồng thời làm phóng khí lực hoặc làm bài tiết phế thải khí lực dư thừa hay trược khí của ngón trỏ Đại Trường Kinh, Ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh và Tâm Kinh.

KIẾT TƯỜNG ẤN: Đầu ngón cái và ngón áp út đeo nhẩn khâu vòng chạm vào nhau, các ngón khác duổi thẳng lên. Được tập luyện để làm bồi bổ khí lực của Thủ Thái Âm Kinh và ngón áp út là Tam Tiêu Kinh, làm phóng khí lực của ngón trỏ là Đại Trường Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, ngón út là Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.

NGŨ HÀNH ẤN ĐƯỢC DÙNG TRONG VÕ THUẬT.

Khi giáp trận chiến đấu, nhà Võ Thuật Gia có thể dùng các ngón tay, đan xỏ vào nhau, để bắt thành Ngũ Hành Ấn : Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Không. Để nhờ đó, họ có thể tập trung sự chú ý vào trong các ấn quyết nầy, để điều chỉnh năng lượng tâm thức của mình, lên đến các cảnh giới cao, chuẩn bị các thái độ cần phải có, để làm nền tảng, cho các kỷ thuật, hoặc các đòn thế thích hợp với tình hình chiến đấu cần đến.

Ấn quyết trong võ thuật được các sát thủ Ninja Nhật Bản xử dụng trong các cuộc chiến đấu. Những ấn quyết nầy được tuyển chọn cẩn thận từ các hệ thống Yoga của Ấn Độ, và từ các phái Mật Tông của Phật Giáo.

Các ấn quyết nầy được xử dụng, như một kỷ thuật để làm nền tảng, cho sự tập trung tất cả ý chí, cùng phát huy tận dụng toàn thể, năng lực tiềm ẩn của nhà Võ Thuật Gia, để dùng trong một cuộc chiến đấu sinh tử.

Ngũ Hành Ấn Quyết là đại biểu cho Đất, Nước, Lửa, Gió và Không Đại, là những ấn quyết cơ bản, bắt đầu cho 81 ấn quyết, hiệu quả trong tương lai.

81 ấn quyết được lần lượt đan quyện vào nhau, tùy hoàn cảnh và tình thế cần đến, Nhà võ thuật gia có thể làm yên lặng tâm thức của mình, và xử dụng Ngũ Hành Ấn, để mang tâm thức của mình lên cảnh giới cao hơn ( giống như lên đồng ), để tạo những thay đổi trong cơ thể theo ý muốn, như làm giảm áp suất của máu, làm tim đập chậm lại, tập trung toàn thể sự chú ý vào một vấn đề quan trọng nào cần giải quyết ; có thể kéo dài sự tỉnh táo trong một thời gian dài và có thể nín thở từ 3 phút trở lên.

Ấn quyết có thể giúp Nhà Võ Thuật Gia, xử dụng tâm thức của mình một cách hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, dấn thân trong các sứ mạng nguy hiểm.

Những sự tập luyện của phái Mật Tông Nhật Bản (MIKKYO), có thể giúp cho Nhà Võ Thuật Gia, phát triển những quyền năng tâm linh và những sức mạnh siêu hình, dùng để hổ trợ cho các giác quan và những đòn thế trong việc chiến đấu.

Ngoài ra, các sát thủ Ninja cuả các quốc gia Đông phương còn xử dụng cả Cửu Tự Ấn Quyết của Mật Tông trong sự tập luyện và dùng cả trong chiến đấu nữa.

Cửu tự Ấn quyết thường dùng chung với Thập Tự Quyết:

Cửu Tự Ấn Quyết là:

LÂM – BINH – ĐẤU – GIẢ – GIAI- TRẬN – LIỆT – TIỀN.

Thập Tự Quyết: là bùa Tứ Tung Ngũ Hoành vẽ đan xỏ vào nhau. Thập Tự Quyết dùng để ếm các sự xâm phạm của ma quỷ, cùng những hiểm nguy có thể xảy đến cho nhà Võ Thuật Gia, bằng cách liên tục bắt Cửu Tự Ấn, xong dùng kiếm ấn tay mặt, vẽ Thập Tự Quyết trong lòng bàn tay trái, xong nắm lại và thổi phù vào đó, đồng thời bàn tay phóng bùa nầy, vào nơi chổ mình muốn yếm hay vào nơi bị bệnh của bệnh nhân trong khi trị bệnh bằng khí công ngoại cảm cho người khác.

(Mật tông khí công)
Nguồn thuvienvietnam

Không có nhận xét nào: