Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008

To Su Thieu Lam

BỒ ĐỀ ĐẠT MA VỚI VÕ THUẬT
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.

Võ học Thiếu Lâm vừa gắn liền với ngôi cổ tự lịch sử, vừa là kho võ học vô cùng đồ sộ. Thật vậy, ngoài những đường quyền, ngọn cước và sử dụng đủ loại binh khí (thập bát ban võ nghệ), Thiếu Lâm còn có những phương pháp rèn luyện công phu đặc dị như: luyện nội công, luyện ngoại công, khinh công, ngạch công, nhuyễn công, điểm huyệt và giải huyệt, y dược trị thương và các phương pháp thu nhận, huấn luyện môn đồ cũng như phương pháp xây dựng Thiền Viện, Võ Đường...

Đồng thời đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều đoá hóa kỳ tài “danh trấn giang hồ”, xứng đáng bước vào ngôi vị Minh Chủ Võ Lâm, để giữ gìn hòa bình, không để võ lâm nổi sóng gió. Và nhất là, hình ảnh các vị Đại sư, võ công thâm hậu, đạo đức cao siêu, luôn ra tay bảo vệ kẻ cô thế, xua đuổi kẻ hung tàn bạo ác, đem lại yên bình cho quốc gia, cho dân tộc.

Vậy Võ học Thiếu Lâm phát xuất từ đâu ? Khi nào ?

Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự.

Năm Thái Hòa thứ 19, Bắc Ngụy (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Bạt Đà, dùng để cư trú mà hành đạo. Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây.

Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngài lên thuyền vượt biển sang trung Hoa. Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1 tháng 10 năm Đinh Mùi. Vua Lương Võ Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay.. Đạt ma Tổ Sư bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp lô điệp quá giang). Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông. Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập. Vì thế, Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm võ công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa.

Theo “Tổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn” và “Bồ đề hành kinh” thì Bồ Đề Đạt ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sau TL), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Võ Đế. Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núi rừng, bịnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo.

Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào đời Đường (618 - 907), sau khi 13 võ Tăng giúp Vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630). Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Võ Thuật Thiếu Lâm nguyên thuỷ có 18 thế chính yếu. Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền. Một thế kỷ sau, Giác Viễn Thượng Nhân mở rộng thành 72 thế (thất thập nhị huyền công). Từ đó, trải qua các thời đại, các Đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càng phong phú và đồ sộ. Đến đời nhà Minh, tùy theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà môn phái Thiếu Lâm chia làm hai hệ phái: Bắc phái (bắc cước) và Nam phái (Nam quyền). Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời Ngài Chí Thiện Thiền sư, không những võ học phát triển trong Tăng nhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ, cứu nguy giúp nước.

Chùa Thiếu Lâm bị hủy hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844. Chùa bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928. Điều may mắn là mỗi lần cháy chùa chỉ bị hủy hoại một phần, ngay cả lần binh lính Mãn Thanh tấn công chùa. Sau thời kỳ cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc coi võ thuật Thiếu Lâm là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70.

Như trên đã nói, các vị Đại Sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời. Trong môn đồ Thiếu Lâm Tự, còn lưu truyền lời dạy của Đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: “Nếu có một kẻ nào đó, mà kẻ ấy là một người vô đạo đức xin được truyền thụ võ công, Ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ ấy muốn dâng cho Ta ngàn vàng. Con có thể biến đá thành vàng, một khi con hấp thụ được võ thuật chân truyền từ Thiếu Lâm”, và khi mà chúng ta được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì “con có thể xuyên qua kim cang thạch bích. Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực cần có và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi để con đủ can đảm. Khi xoay mình phải nhanh và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi mà thân người vẫn đúng tư thế, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi. Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánh trăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi. Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã. Rèn luyện và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích...”[1]

Như vậy, chúng ta thấy võ đức chính là linh hồn của võ thuật, việc tôn cao võ đức là truyền thống từ xưa đến nay của giới võ thuật. Một vị võ sư, nội công thâm hậu, võ công trác tuyệt mà không có võ đức, mang đầy tà tâm thì sẽ gây cho giang hồ nhiều sóng gió, chắc chắn bị võ lâm đồng đạo chê trách và bị tiêu diệt. Còn vị được bầu làm Minh Chủ Võ Lâm thì không những võ công cao siêu mà còn có võ đức sáng ngời.

********* nói: “Tập võ giả thượng đức bất thượng lực” nghĩa là, tập võ chuộng đức không chuộng sức. Sức tuy đả thương người nhưng chưa chắc tâm phục, còn có đức tuy lực kém mà mọi người tâm phục khẩu phục. Cho nên Đức là phẩm chất của người luyện võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một người mới học võ có thể đạt được chân công hay không.Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến việc huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt buột người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: “... truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền cho...”; “... người tập luyện ấy khỏe thể xác, tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tậm sớm tối không được tùy ý ngưng nghỉ...”; “...lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá...”; “...bình nhật phải tôn kính Sư trưởng, không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn...”[2]. Như vậy, chúng ta thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tín, phản đối việc cậy khỏe đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải “lấy đức dày chở vật” cứu khốn phù nguy.

Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền. Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái để biểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính người Thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta. Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn, lễ độ, là bộ phận đạo đức trong quyền, là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ảnh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Người tập võ không chỉ ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời, tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay. Trong võ thuật có nhiều cách chào khác nhau, tùy theo môn phái, quốc gia; môn phái Phật gia thường chào hợp chưởng[3]. Từ năm 1986, người ta chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý “lấy võ kết bạn”; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại, chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật.

Luyện tập Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện. Tục ngữ có nói : “Ngật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân” nghĩa là, nuôi được cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc Thượng Nhân được. Nên người học võ Thiếu Lâm phải bền lòng vững chí “Trời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bệnh vặt không nghỉ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngày như một, năm năm như một”.

Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như : Thiết Sa Chưởng, Thiết Tý Chuyên...

Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là “Quyền Thiền Nhất Thể”. Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Thiền và Quyền, phương pháp cụ thể là lấy “tọa thiền công” làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các hình thức tọa thiền để luyện Tinh Khí Thần); thông qua tập trung tư tưởng (ý thủ đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều thân; thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo và võ đức; thông qua tu tâm dưỡng tánh, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới “quyền thiền hợp nhất”. Như thế quyền và thiền có mặt trong nhau, hỗ tương cùng nhau phát triển.

Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.

Và dĩ nhiên, Võ học Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng là do các danh tăng Trung Hoa sang truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó phát triển, cải biến phù hợp với người dân Việt. Đó là Việt Võ Đạo (Vovinam)

Qua đây, chúng ta thấy những luồng sức mạnh tiết ra từ võ học, len lõi trong tâm khảm của mỗi con người, làm cho đời sống con người cao quý. Tinh thần thượng võ được đề cao, nhất là đời sống được hiển bày, khiến con người đi đến với nhau trong niềm tin chân thật, trong sáng, chắc chắn quốc gia hưng thịnh, dân tộc vinh quang.
posted by nguyen van truong @ 10:36 PM 1 comments

CHIM ÉN , NGUỒN CẢM HỨNG CỦA VÕ THUẬT
trích theo Lão võ sư Từ Thiện :

Chim én là một loài chim nhỏ, đuôi dài và chẻ đôi, cánh cũng dài, bay lượn rất nhanh, hay thiên cư và hằng năm thường xuất hiện vào mùa xuân. Trên lãnh vực văn hóa nghệ thuật, hình ảnh của chim én đã đi vào nhiều tác phẩm văn học dân gian, lưu lại trong lòng mọi người những ấn tượng khá sâu sắc. Chẳng hạn như hai câu ca dao:

Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.

Không những chỉ người dân Bình Định mới biết, mà có thể nói rằng nhiều người am hiểu võ thuật dân tộc trên cả nước Việt Nam đều biết, bởi không ai có thể quên được một chàng Lía của đất Bình Định vừa giỏi võ lại vừa hiếu thảo! Hay trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" (Truyện Kiều) nổi tiếng của thi hào Nguyễn Du, người đọc mãi nhớ bốn câu lục bát đặc tả cảnh xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Hoặc trong một bài hát gần đây của nhạc sĩ Trần Tiến mang tên "Tạm biệt chim én" với câu hát mở đầu "Tạm biệt chim én xưa..." đã làm say mê biết bao trái tim thưởng thức âm nhạc nước nhà...

Trên lãnh vực võ thuật cũng vậy, chim én cũng đã hiện diện trong rất nhiều thế võ, bài quyền, bài binh khí của các môn võ truyền thống ở Việt Nam và Trung Quốc, tạo nên những hình tượng rất đẹp mắt khi những võ sĩ thi triển các thế võ, bài quyền mang tên chim én.

Trước hết, có thể đề cập ngay đến võ Bình Định với bài quyền mang tên "Yến phi" (bay như chim én) qua những câu thiệu ghi tên đòn thế như sau:

Bước vào biến thế yến phi
Tàm càn tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế thần đồng
Rồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ rồi về Triệu công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền

Nhìn các môn sinh dạo quyền bài "Yến phi," người xem có thể mường tượng như đang thưởng thức một điệu múa đẹp, với thân người và đôi tay của môn sinh biến đổi, khi công khi thủ, khi tràn mình khi nhập nội, chẳng khác nào những cánh én đang chao liệng giữa mùa xuân ấm áp.

Đối với môn võ Bắc phái Thăng Long Hà Nội do cố võ sư Thanh Vân mang vào Sài Gòn truyền bá từ những năm 40, hình ảnh chim én đi vào trong bài binh khí "Hoàng kim độc giản" nổi tiếng của môn phái này qua thế giản mang tên "Yến tử xuyên lâm" (tức chim én bay xuyên qua rừng cây) vô cùng đẹp mắt và không kém phần lợi hại. Trong thế giản này, môn sinh đứng một chân phải, chồm người tới với tay phải cầm giản đâm thẳng về phía trước, trong khi tay trái xòe ra đỡ trước trán và chân trái giở hổng lên duỗi ra phía sau, tạo thành tư thế như con én đang bay xuyên qua giữa rừng cây. Thế giãn "Yến tử xuyên lâm" lặp lại hai lần trong tổng số 22 thế của bài giãn, gây nên một điểm dừng tạo hình khá lý thú và không kém phần ngoạn mục. Xin ghi ra đây nguyên văn bài thiệu trên.

Bình thân lập thế - Lưỡng long thủ châu
Khuynh thân bái tổ - Thiềm thừ vọng nguyệt
Kim giãn bạt sơn - Tiềm tàng long hổ
posted by nguyen van truong @ 10:36 PM 0 comments

VÕ THUẬT THIẾU LÂM TỰ
NGUỒN GỐC:

Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Ðộ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long". Mãi đến thời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Ðộ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ và vượt qua những chướng ngại nơi núi rừng, sông biển đầy gian hiểm với hút dữ, cường sơn đạo tặc. Từ đó hình ảnh võ thuật được xuất hiện nơi chốn thiền môn. (Theo tài liệu giảng huấn của thiền sư Thiện Tâm, sáng tổ Võ Lâm Ðạo Việt Nam 1930).

Vào năm 520, Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Ðộ đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm, núi Tung Sơn huyện Ðặng Phong tỉnh Hồ Nam. Sau chín năm "Diện Bích Tham Thiền" nơi đây, ngài đã khai sáng cho Trung Hoa hai nền quốc kỹ tuyệt học và hình ảnh kỳ tài của ngài được suy tôn bất diệt, như một sáng tổ của Thiền Tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự.

Chính nhờ vào phép tham thiền "Diện Bích", một kỹ thuật "Quán Tâm trong tĩnh lặng" hay "mặc chiếu", tổ sư đã giác ngộ, cảm nhận được cái sức mạnh siêu linh của tâm hồn nằm tiềm tàng trong cơ thể con người. Cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện, để tập trung thức tỉnh nó, sẽ trở thành một lợi khí dũng mạnh, bén nhạy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa.

Do đó Bồ Ðề Ðạt Ma đã sáng tác ra môn "Tẩy Tủy", một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng. Về sau, người ta gọi là "Nội Công Tâm Pháp", một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực, qua ba giai đoạn chính yếu: Ðiều Thân, Ðiều Tức, và Ðiều Tâm.

Cũng như qua hình ảnh mệt mõi của các môn đồ không đủ sức chịu đựng trong những buổi tập thiền định đầy gió lạnh của mùa Ðông băng tuyết, Bồ Ðề Ðạt Ma sáng chế ra môn "Dịch Cân", một pháp môn ngoại dẫn áp dụng vào võ học nội công trung đẳng, gồm có 12 phép tập luyện thân thể nhằm phát huy sức mạnh gân thịt, và đã thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các phủ tạng. Do đó, môn "Dịch Cân" ngoài hiệu quả cường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong phủ tạng.

Ngoài ra, Bồ Ðề Ðạt Ma còn truyền dạy cho tất cả môn đồ các cấp về "Thập Bát La Hán Môn", gồm có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏe mạnh tây chân tự vệ.

Sau đây, tác giả Quảng Từ Lão Ni đã đề cập đến Ðạt Ma trong pho sách "Võ Thuật Tùng Thủ":

"... Vào một sáng tinh sương mùa đông lạnh lẽo, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn.

Từ trong tịnh thất, Ðạt Ma Tổ Sư bừng tỉnh cơn thiền trong tiếng động mạnh của cánh cửa sổ bị gió thổi đập mạnh vào tường. Ngài bước nhanh qua thiền viện, thiền đường vắng lạnh trong không khí yên tĩnh siêu nhiên. Gần ba chục môn đồ ngồi bất động như ba chục pho tượng nhập đại định, trong tư thế "Kiết già phụ tọa". Tổ sư quan sát toàn diện khung cảnh. Mỗi người tuy phảng phất vẻ tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ sự cố gắng cùng cực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước. Từng cơn gió lướt qua, nhiều người phải nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết liệt trong cử chỉ kềm chế tối đa. Trời rét lạnh như băng đá, máu dồn lên đầu, gương mặt các môn đồ đều đỏ lên, khắc khổ. Tổ sư chợt hiểu. Vì không đủ nội lực phấn đấu với khí hậu, tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí.nên tất cả đều đang ở torng tình trạng khẩn trương, có thể dẫn đến nội thương, tổn hại nguyên khí, làm cản trở bước đường tu tập. Tổ sư tự nghĩ: Ngài phải có trách nhiệm và hành động.

Sau đó, mỗi ngày trong chương trình tu học, đầu có giờ tập luyện "Thập Bát La Hán Môn" và "Dịch Cân" do chính tổ sư giảng huấn."

Thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu từ đó. Sau khi Bồ Ðề Ðạt Ma qua đời, các môn đồ Thiếu Lâm dựa vào 18 động tác căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và 12 phép tập vận động của "Dịch Cân" để khai triển thêm nhiều thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ.

Mãi đến triều đại nhà Nguyên (1260 - 1368), Thiền sư Viên Trường Quang, tuổi năm mươi, trước khi gia nhập Thiếu Lâm Tự nguyên là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, thuộc gia đình giàu có. Viên Trường Quang dựa vào 18 thế căn bản "Thập Bát La Hán Môn" của Ðạt Ma biến chế ra một hệ thống quyền cước với bảy mươi hai thế căn bản gọi là "Thất Thập Nhị Quyền Công". Sau đó, Viên Trường Quang còn xuống núi hành hiệp vàkết giao vớinhiều danh sư để thử nghiệm ưu khuyết điểm của "Thất THập Nhị Quyền Công".

Một hôm, Viên Trường Quang được kết giao với một lão sư, Lý Thanh tuổi ngoài sáu mươi. Trong trận đấu giao hữu, lão sư Lý Thanh vơi thân thủ nhanh nhẹn đã kềm chế được ngọn đá dũng mãnh của đối phương, đồng thời dùng thế song chỉ của hai ngón tay phải điểm huyệt, làm đau tê buốt bàn chân đá của Viên Trường Quang.

Sau đó, Lý Thanh giới thiệu Viên Trường Quang với Bát Dự Phong, một người bạn thân của ông tuổi năm mươi, đương kim vô địch võ thuật nổi danh lúc bấy giờ tại các vùng Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc. Ba người bạn gặp gỡ tâm đầu ý hợp. Cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm ngày đêm nghiên cứu võ thuật. Với căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và "Thất Thập Nhị Quyền Công" của Thiếu Lâm, ba người cùng hợp tác chế thêm một trăm bảy mươi động tác căn bản quyền cước, được phỏng theo đặc tính và bộ pháp chiến đấu của "Linh Thú Ngũ Hình" như: Long Hổ, Báo, Xà, Hạc. Tất cả đã tạo nên một nền tảng sơ khởi cho võ thuật Thiếu Lâm, được truyền bá rộng rãi từ xưa đến nay.

Kỹ thuật huấn luyện:

Võ thuật Thiếu Lâm được người Trung Hoa xem là "ngoại gia quyền" vì được du nhập từ nước ngoài (Ấn Ðộ) vào, do Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma sáng tạo tại chốn thiền môn nhằm để tăng cường sức khỏe thân tâm, và tự vệ. Ngoài việc tập luyện võ thuật, môn sinh còn phải tuân hành mười điều tâm niệm sau đây:

1 - Phải chuyên cần tập luyện võ thuật.

2 - Chỉ được dùng đến võ thuật trong trường hợp phải tự vệ.

3 - Phải giữ phép lịch sự và kính nhường với những bậc thầy và cao niên.

4 - Phải đối xử tử tế, và có lòng thành tín với các đồng bạn.

5 - không nên tự ý khoe khoang võ thuật trước mặt mọi người và không được nhận lời thách đấu của bất cứ ai.

6 - Không bao giờ gây chiến trước.

7 - Không nên dùng rượu và thịt.

8 - Không làm việc tà dâm.

9 - Không nên có những tánh: công kích, gian tham, và tự phụ.

10 - Chỉ dạy võ thuật cho những người có đức hạnh tốt.

Về kỹ thuật huấn luyện, tổng quát gồm có bốn bộ môn căn bản: Quyền cước, Binh khí, Nội ngoại Thần Công và Huyệt Ðạo Kinh Mạch. Trước tiên, bô môn quyền cước được xem là nền tảng sơ khởi trong việc huấn luyện võ thuật. Sau đó, môn sinh mới được lần lượt học tập đến các bộ môn Binh khí (như côn, thương, kích, đao, kiếm), môn Nội ngoại thần công (gồm các bí quyết tập kuyện công phu như khí công nội dẫn, ngoại công như ngạnh công và nhuyển công gồm có các phương pháp công phu luyện tập sức mạnh các ngón tay chỉ công: Nhất chỉ thiền, Long Trảo công, ngọa hổ công,... luyện lực ở cạnh vàlòng bàn tay; Chưởng Công: Thiết sa Chưởng, Thôi sơn chưởng, Trúc diệp chưởng,... luyện về khinh công và phi hành, luyện về Thiết quyền và Thiết tý, luyện về Thiết cước và Thiên cân trụy, luyện về những công phu đặc dị mình đồng da sắt,...), Môn Huyệt Ðạo và Kinh Mạch (các phương pháp điểm và giải huyệt bí truyền áp dụng vào chiến đấu đã thương và cứu tử hoàn sanh).

Tất cả đều được truyền dạy lần lượt từ dễ đến khó, từ cấp bậc thấp lên dần cấp bậc cao hơn. Về bộ môn quyền cước, khởi đầu từ cách tập đứng các thế tấn căn bản đến di chuyển từ bước một (Bộ tấn pháp), đến các đòn thế căn bản đánh đỡ về tay (thủ pháp), và các thế đá căn bản hướng tới trước, phía sau, một bên phải trái (cước pháp). Dần dần tập luyện các bài quyền mẫu, các thế đánh đỡ tự vệ và giao chiến mẫu, từ các bài đấu luyện với nhau, áp dụng từ đơn luyện đến song luyện. Cầm Nả Thủ Pháp học cận chiến để bắt bẻ, khóa tay chân, và vật ngã đối phương. Càng học lên cấp bậc cao, kỹ thuật huấn luyện càng chứa nhiều thế phức tạp, đòi hỏi người môn sinh phải có lòng kiên nhẫn và khó nhọc.

Tóm lại, võ thuật Thiếu Lâm mang những đặc tính căn bản như công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,... Về hình thức, quyền pháp di chuyển thường theo một đường thẳng tới lui, lên xuống, trước sau, trái phải. Di chuyển căn bản theo bốn phương, tám hướng, với thân hình biến chuyển có lúc vững chắc như núi thái sơn, có luc mềm dẻo linh động, nhanh nhẹn dũng mãnh như cuồng phong vũ bão. Tất cả đều được phối hợp trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, nhào,... Các đòn thế công hay thủ phải được rõ ràng, dứt khoát, thực dụng, sức mạnh là yếu tố chính yếu, tính uyển chuyển là phụ thuộc. Trong các động tác không được rườm rà, hay khoa trương hoa dạng, để tránh phí sức lực. Các thế tấn công thường nhắm vào các nhược điểm trên cơ thể của đối phương.

Về sự huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" được quan niệm rằng đặc tính và bộ pháp chiến đấu của năm loài thú Long, Hổ, Báo, Xà, và Hạc lần lượt được tượng trưng cho sự huấn luyện về tinh thần, bộ xương, sức mạnh, hơi thở, và gân thịt. Năm yếu tố này cần được phối hợp lại thành một đồng nhất thể. Cũng như sự kết hợp cần phải có giữa cứng và mềm (nhu cương), trong và ngoài (nội ngoại), thể chất và tinh thần (thân tâm). Do đó, việc huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" đòi hỏi một sự cố gắng và kiên nhẫn cao độ, nhằm đạt đến sự ích lợi tối đa cho cơ thể của người tập luyện có những đức tính chính yếu sau đây:

Thân pháp phải được vững chắc và linh động.

Tâm pháp phải giữ được bình tĩnh.

Khí pháp nên được điều hòa hơi thở.

Nhãn pháp phải được trong sáng, để quan sát rõ ràng cuộc chiến.

Quyền cước pháp phóng ra khéo léo, dũng mãnh và nhanh nhẹn.

Ðấu pháp phải biết dùng đến mưu trí trong mỗi tình thế, và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế: công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,...

Tất cả là những yếu tố cần thiết trong việc huấn luyện để giúp cho môn sinh Thiếu Lâm giữ thế thượng phong, thủ thắng trước đối thủ.
posted by nguyen van truong @ 10:29 PM 0 comments

Saturday, February 05, 2005
Làng võ không thể thiếu "võ gà"
Đá gà là thú tiêu khiển trong xã hội loài người từ rất xa xưa, thu hút cả bậc đế vương. Hình ảnh các cuộc đá gà, đấu vật… đã được khắc họa nhiều di tích lịch sử nổi danh thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến con gà hiển hách không kém gì anh hùng danh tướng cổ kim như vậy bởi nó “có võ”. Nghe hơi “lạ lỗ tai”! Nhưng nếu có dịp đến trường gà, chúng ta sẽ được thưởng thức không ít chiêu thức độc đáo của mấy chú gà nòi chẳng khác gì võ sĩ nơi sàn đấu.…

Xem các tuồng tích trên sân khấu hát bội hoặc cải lương, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy cảnh sau một chập giao đấu nơi chiến trường, 1 trong 2 vị tướng bỗng dưng bỏ chạy 1-2 vòng rồi bất ngờ xoay người đâm thương ngược trở lại phía sau để hạ gục đối thủ đang mải mê đuổi theo. Ở trường gà cũng thế, quần thảo, chèo kéo lẫn nhau một hồi, bỗng một con rút đầu ra giả thua bỏ chạy, con kia “tưởng bở” lật đật rượt theo. Không ngờ, con gà đang chạy bất ngờ dừng chân, quay đầu lại đá thật mạnh vào đầu, cổ, mắt, thân đối phương đang bất cẩn xông đến.

Lãnh đủ một vố đau như vậy, không chịu nổi, con gà đuổi theo bị loại khỏi vòng chiến, bằng không cũng suy giảm thể lực… Thì ra, chú gà đã giở trò trá bại (giả thua) để chơi cú hồi mã thương - miếng võ sở trường của dòng họ La (nổi tiếng nhất là La Nghệ, La Thành, La Thông) trong truyện Thuyết Đường của Trung Quốc.

Còn trên đấu trường thì sao? Người võ sinh thu chân phải vòng qua gối trái để tọa tấn (tấn ngồi), xoay người một vòng ngược chiều kim đồng hồ rồi đứng lên và cùng lúc 2 tay chụp thẳng tam công (ngón trỏ, giữa và cái) vào mặt đối thủ đang xông đến… Hoặc từ đinh tấn, võ sinh nhảy lùi về sau trụ chân phải, chân trái co lên cao, sau đó xoay người, hạ chân trái xuống và xỉa thẳng 2 tay về phía trước… So sánh thường khập khiểng nhưng đó chính là những cú hồi mã thương trong bài Hùng kê quyền!

Hùng kê quyền
Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) - chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn - Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Võ sư Nguyễn Công Tâm (Hội Võ cổ truyền TPHCM) cho biết: “Hùng kê quyền vận dụng nhiều thế miếng của gà nòi (gà đá, gà chọi) thành những đòn thế chiến đấu có giá trị cao: nhanh, biến hóa, phòng thủ, đánh xa, đánh gần, giả thua…”.






posted by nguyen van truong @ 11:13 PM 0 comments

Saturday, October 16, 2004
thieu lam viet nam
PHẦN I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Cuối thế kỷ 17 một thiếu niên quê ở HÀ NAM VIỆT NAM tên là VŨ ĐĂNG SANH được một gia đình người TẦU nhận làm con nuôi.Phát hiện thấy khả năng võ thuật họ đã gửi ông đến chùa thiếu lâm tại đỉnh tung sơn theo học võ thuật và lập tức được nhận làm môn đồ , tại đây nhờ chăm chỉ và năng khiếu bẩm sinh cũng như được sự chỉ dạy của sư phụ cũng như các vị sư thúc , sư bá , sư huynh ....ông đã tiếp thu được tinh hoa võ học của môn phái và trở thành một môn đồ xuất sắc, sau nầy ông trở thành một cao thủ có tiếng tại chùa.
Đến cuối thế kỷ XIII Ông trở về VIỆT NAM để phát đương và truyền bá môn võ thiếu lâm tự tại quê nhà và trở thành người sáng lập , sư tổ của môn võ thiếu lâm tự ở VIỆT NAM
Từ đó đến nay biết bao thế hệ môn sinh đã theo học môn phái này , nhiều người ngã xuống hoặc đóng góp một phần mấu thịt co công cuộc chống giặc ngoại xâm giải phóng đất nước tiêu biểu là trong chiến dịch điện biên phủ 1954 và cuộc tổng tấn công giải phóng miền nam năm 1975, hoà bình lập lại môn sinh thiếu lâm đã đoáng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp thể thao của nước nhà , nhiều môn sinh đã dành được huy chương vàng thế giới , tiêu biểu là đào việt lâp huy chương vàng wushu thế giới....


PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ VÕ ĐƯỜNG CUNG VĂN HOÁ HỮU NGHỊ HÀ NỘI
Tại HÀ NỘI môn phái có võ đường tại cung văn hoá hữu nghị do trưởng môn vũ đăng hoài người được kế thừa tinh hoa võ học của môn phái , được hai vị sư ông là VŨ ĐĂNG SANH và NGUYỄN VĂN TIỀN truyền dạy ngoài ra ông còn được gửi sang tôi luyện tại chùa thếu lâm tự TRUNG QUỐC trong 7năm được sư phụ trụ trì trực tiếp truyền dạy sau này ông về đem hết tâm huyết , cũng như tinh hoa võ thuật để truyền dạy cho các đệ tử tại võ đường cung văn hoá hữu nghị.
PHẦN III VÕ THUẬT THẾU LÂM
THIẾU LÂM là mộ kho võ thuật vô cùng đồ sộ , ngoài những đường quyền ,ngọn cước cũng như các loại binh khí thiếu lâm còn coá các môn công phu khác như nội công , ngoại công , y dược ....
Trước khi học võ môn sinh được học đạo lấy tinh thần tiên học lễ , hậu học võ .
sau khi võ sinh học đạo xong thì mới bắt đầu luyện võ với phương pháp từ thấp đến cao rừ đơn giản đến phức tạp .
các bài quyền thiếu lâm giúp môn đồ luyện được:
Tâm pháp, tấn pháp , nhãn pháp , thân pháp , quyền pháp ,cước pháp ...
luyện nội công kết hợp với ngoại quyền ,rèn luyện và kết hợp giữa nhu với cương.
Ngoài ra môn phái còn có cách đánh 18 loại binh khí để môn sinh lựa chọn theo học .
Thiếu lâm tự là một môn công phu , khó mà dễ tập , đến với môn phái là đến với nguồn gốc võ thuật , ta thấy gần hơn so với các vị anh hùng võ thuật cổ trong phim ảnh , đến với môn phái là đến với kho tàng võ thuật vo cùng đồ sộ ...chỉ có người tập luyện môn phái này mới thấy hết sự huyền diệu của nó .


posted by nguyen van truong @ 8:26 PM 0 comments

Tuesday, September 28, 2004
nguoi hoc vo can:
Lấy võ thuật làm trọng: người học võ chỉ nên chăm chú luyện võ, trau dồi học hỏi về võ, các hoạt động đều nhằm tăng kiến thức và kỹ thuật võ.
- Vào võ trường là để luyện tập, không nói chuyện phiếm. Nhiều võ đường võ sinh lâu năm chỉ đứng nói chuyện phiếm hoặc giảng giải cho các võ sinh mới học, và biếng nhác luyện tập nên kỹ thuật nói và trọng lượng ngày càng tăng, võ thuật ngày càng giảm.
- Không bàn quá nhiều chuyện võ đạo, võ đức, học làm người... Chùa chiền nhà thờ dạy ta đạo đức hay hơn võ đường. Cha mẹ thầy cô giáo dạy ta học làm người hay hơn thầy dạy võ. Nhiều môn phái dạy võ đức võ đạo liên miên cũng không làm cho họ chia phe phái căm ghét nhau hơn kẻ thù.
- Không chú trọng những hoạt động sinh hoạt ngoài lề quá mức làm xao lãng chuyện tập võ.

Tôn trọng truyền thống: hệ thống bài quyền, nguyên tắc môn võ không nên thay đổi xoàn xoạt vì sức ép các môn võ khác, hoặc vì sức ép xã hội. Các bài quyền thảo đã được các võ sư nhiều đời bổ sung qua kinh nghiệm chiến đấu sống còn, không lẽ nào người hôm nay chưa hiểu rõ không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu sống còn đã muốn đổi thay. Thiếu Lâm lấy cương làm trọng. Karate cũng lấy cương mãnh làm chính. Các môn võ đó không vì những môn Thái Cực Quyền, Aikido mà vội vã sửa đổi cách luyện tập, lấy cương nhu hỗn hợp phối triển, ... Hình Ý Quyền có phương châm là chất phác giản dị, sẽ không thay đổi theo Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền tập đi quyền theo đường tròn, ... Vì thế các môn võ này đã tồn tại lâu đời và phát huy được cái hay của nó.

Phát triển võ thuật là chất chứ không phải lượng: nhiều người thích môn võ mình được dương danh bằng cách đổi thay cho dễ để chiêu dụ nhiều người

posted by nguyen van truong @ 9:40 PM 0 comments

Saturday, September 04, 2004
trang chính
http://thieulam.blogspot.com

posted by nguyen van truong @ 8:18 PM 0 comments

Friday, September 03, 2004
GIỚI THIỆU KINH LẠC VÀ HUYỆT VỊ
Kinh lạc là con đường vân hành chủ yếu của khí, huyết ,tân, dịch , kinh mạch gồm 2 bộ phận chính là kinh mạch và lạc mạch . trong kinh mạch lại được chia ra làm chính kinh và kỳ kinh,chính kinh có 12 kinh , tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh , tương thông trực tiếp với tạng phủ ,thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh , thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh ,mười hai kinh bao gồm : thủ thái âm phế kinh ,thủ thái dương đại trường kinh ,túc dương minh vị kinh ,túc thái âm tỳ kinh , thủ thiếu âm tâm kinh ,thủ thiếu âm tiểu trường kinh, , túc thái dương bàng quang kinh , túc thiếu âm thận kinh , thủ quyết âm tâm bào kinh , thủ thiếu dương tam tiêu kinh , túc thiếu dương đảm kinh ,túc thiếu âm kan kinh , tronh đó thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tay , giao với thủ tam dương kinh ;thủ tam âm kinh từ tay đến đầu , giao với túc tam dương kinh từ đầu đến chân giao với túc tam âm kinh ,túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực giao với thủ tam âm kinh ,kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ , bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu , kết cấu liên hợp tuần hoàn , thông âm dương dẫn khí huyết , dưỡng tạng phủ . kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng , khí huyết thông sướng , thân thể khoẻ mạnh ngược lại trăm bệnh sẽ phát sinh.
*về kì kinh có tám mạch hợp xưng là"kỳ kinh bát mạch" gồm đốc mạch , nhâm mạch, xung mạch , đới mạch ,âm nghiêu mạch ,dương nghiêu mạch, âm duy mạch ,dương duy mạch , âm duy mạch ,kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ .
*khí huyết vận hành theo mỗi kinh lạc qua một hệ thống các điểm mẫn cảm mà thông tới các bộ phận . điểm mẫn cảm ấy gọi là huyệt vị . những huyệt này nếu bị tác động xẽ gây ra cản giác đau đớn ,tê liệt ,xung xướng ....huyệt vị không rời kinh lạc , kinh lạc quyết định huyệt vị...

*mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau:
*giờ tý(23h-1h)khí huyết vận hành ở kinh đản
giờ sửu(1h-3h) khí huyết vận hành ở kinh can
giờ dần(3h-5h)khí huyết vận hành ở kinh phế
giờ mão(5h-7h)khí huyết vận hành ở kinh đại trường
giờ thìn (7h-9h)khí huyết vận hành ở kinh vị
giờ tị (9h-11h)khí huyết vận hành ở kinh tỳ
giờ ngọ (11h- 13h)khí huyết vận hành ở kinh tâm
giờ mùi (13h-15h)khí huyết vận hành ở kinh tửu trường
giờ thân (15h-17h)khí huyết vận hành ở kinh bàng quang
giờ dậu (17h- 19h)khí huyết vận hành ở kinh thận
giờ tuất (19h-21h)khí huyết vận hành ở kinh tâm bào
giờ hợi (21h-23h)khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu.
posted by nguyen van truong @ 5:08 AM 0 comments

Võ Ðạo
NGŨ T¢M M¤N QUY :

1-Tín Tâm : tín môn - tín sư - tín nghĩa

2-CaoThượngTâm :thượng nghĩa-thượng trách-thượng võ

3-Tôn Trọng Tâm :tôn trọng mọi người

4-Kiên Nhẩn Tâm :ý chí kiên nhẩn

5-Quyết Chánh Tâm : quyết làm điều chánh

Ðạo là con đường.Võ đạo là con đường của võ sinh phải đi qua để đi đến đỉnh cao của võ học.

Thật sự võ đạo có ý nghĩa rất rộng ,rất cao và do tâm niệm của mỗi người ngộ được võ đạo

Thực sự khi các Thầy dạy cho môn sinh đều có tâm quyết truyền cái hay cái đẹp của võ đạo cho mọi người,nhưng vì phong trào ,điều kiện nên không giãng rõ về võ đạo cho đến nơi đến chốn.

Hôm nay Tôi xin trình bày vài cảm nghỉ về võ đạo trong học võ .

Khi 1 môn sinh vào học võ đều đầu tiên là Thầy hướng dẩn cách chào,cách sinh hoạt trong lớp và phương tập luyện ,như vậy đó là đã dạy cái đạo võ rồi đó ,vì phải biết sống trong cộng đồng có trên có dưới ,cũng như đi đường phải biết cách lái xe,luật đi đường thì mới đi được.Cũng như khi vào học các môn sinh được các Thầy cho đứng tấn (căn bản khi mới vào học)là đã luyện cho các môn sinh tinh thần(sự tập trung,trầm tỉnh ,kiên nhẩn) và thể xác . Muốn hoàn chỉnh để đi đến con đường của võ đạo là do tinh thần tri thức của môn sinh học và hành.

Khi đã có 1 trình độ căn bản thì môn sinh phải hiểu sự vận hành của võ học mà sự vận hành đó là những nguyên tắc của võ đạo hình thành.Trong những nguyên tắc đó là Dịch Lý .điển hình như nguyên lý thái cực âm dương đã đưa vào võ thuật ,Cương Nhu Lưu trong võ thuật được biểu hiện rõ nét nhứt và cũng được phân tính trong ứng xử cuộc sống.Hoặc Ngũ hành được phân ra các tính cánh biểu hiện tương sinh tương khắc trong võ thuật và cuộc sống ...

Tinh thần ta thơ thới ắt không có những lo âu,ám ảnh ,ý chí khí,lực trở nên linh hoạt như chín khúc châu ngọc,khí thế dũng mãnh,lẹ lành như mèo vồ chuột,tỉnh như núi,động như thác ,thanh thế như dương cung,phát kình như tên bắn ,di chuyển như bàn thạch ,tiến thối như chuyển hoán,cực nhu đến cực kiên ngạnh,,năng hô hấp nhiên hậu mới linh hoạt khí được trục dưỡng và vô hại ,tâm khác nào như lệnh,khí khác nào như cơ,eo hông như là cờ soái,trước cần khai triển hậu cần khẩn tốc ,vừa mau mắn lẹ làng vừa kín đáo mật thiết.

Khẩu Quyết

Hư Linh Ðỉnh Kình

Hàm Hung Bạt Bối

Trầm Kiên Trụy Trửu

Phân Hư Thực

Thượng Hạ Tương Tuỳ

Nội Ngoại Tương Hợp

Tương Liên Bất Ðoạn

Yêu Như Trục Lập

Ninh Truyền Tẩu Chuyển

Ðộng Trung Cần Tỉnh

Ðộng Tịnh Hợp Nhứt

Ngũ Cung


[font=Times New Roman] Lời Hay Y' Ðẹp

TI£N HỌC LỂ HẬU HỌC VÕ
V¡N ÔN Võ LUYệN
GIáO BấT THÔNG LổI THầY -HọC BấT ÐạT LổI TRò
HọC CHí TRONG MÔN CÔNG-HọC ý TRONG QUYềN CƯớC
LựC BấT Ðả QUYềN - QUYềN BấT Ðả CÔNG
HọC Võ ÐạO,KHÔNG HọC Võ MồM
LUYệN Võ CÔNG,KHÔNG LUYệN Võ MàU
V¡N KHÔNG Võ,V¡N THàNH NHU NHƯợC
Võ KHÔNG V¡N,Võ HóA BạO TàN
ÐIềM ÐạM Là ÐứC TíNH CủA CAO NHÂN
NHẩN Là CáI DũNG CủA THáNH NHÂN
ÐạO Làm NGƯờI GồM Có :"NHƠN-NGHĩA-Lể-TRí-TíN"
PHàM LàM VIệC Gì PHảI NGHĩ ÐếN HậU QUả
SốNG ở ÐờI PHảI Có TíN NGHĩA MớI THàNG CÔNG
HọC CHO RộNG,HỏI CHO Kỷ,SUY NGHĩ CHO THậT Rõ RàNG
LàM VIệC CHO HếT SứC,NHƯ THế MớI THàNH NGƯờI.
CAO NHƠN TắC HữU CAO NHƠN TRị
NHứT NHựT VI SƯ-THI£N THU VI PHụ
TRọNG NGƯờI NGƯờI TRọNG MìNH
GIAN NAN MớI BIếT CON NGƯờI TRUNG TíN
THờI GIAN MớI BIếT CON NGƯờI NGHĩA HậU
SứC KHỏE QUí HƠN VàNG-ÐạO ÐứC Là SứC KHỏE CủA TÂM HồN
GAN Lì LIềU CHếT CHỉ Là TứC KHí CủA CON NGƯòI
KI£N NHẩN MớI Là DũNG KHí CủA THáNH NHÂN
ÐOàN KếT Là SứC MạNH,TậP THể Là ÐIểM TạO SứC HùNG
Có SáCH Mà CHẳNG ÐọC,Cả ÐờI NGU DốT
BIếT ÐạO Mà KHÔNG HàNH,CUộC ÐờI VÔ NGHĩA
TRậT Tự,NG¡N NắP Và SạCH Sẻ Là NGƯờI TRƯỡNG THàNH[/font=Times New Roman]






Thieu Lam Thang Long Dat Viet

THIẾU LÂM TỰ TẠI VIỆT NAM.
THIẾU LÂM TỰ TẠI VIỆT NAM.
PHẦN I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Cuối thế kỷ XVII một thiếu Niên quê ở HÀ NAM VIỆT NAM tên là VŨ ĐĂNG SANH được một gia đình người TẦU nhận làm con nuôi.Phát hiện thấy khả năng võ thuật họ đã gửi cụ đến chùa thiếu lâm tại đỉnh tung sơn theo học võ thuật và lập tức được nhận làm môn đồ , tại đây nhờ chăm chỉ và năng khiếu bẩm sinh cũng như được sự chỉ dạy của sư phụ cũng như các vị sư thúc , sư bá , sư huynh ....ông đã tiếp thu được tinh hoa võ học của môn phái và trở thành một môn đồ xuất Sắc, sau nầy Ông trở thành một cao thủ có tiếng tại chùa.
Đến đầu thế kỷ XVIII Ông trở về VIỆT NAM để phát đương và truyền bá môn võ thiếu lâm tự tại quê nhà và trở thành người sáng lập , sư tổ của môn võ thiếu lâm tự ở VIỆT NAM
Từ đó đến nay biết bao thế hệ môn sinh đã theo học môn phái này , nhiều người ngã xuống hoặc đóng góp một phần máu thịt cho công cuộc chống giặc ngoại xâm giải phóng đất nước, tiêu biểu là trong chiến dịch điện biên phủ 1954 và cuộc tổng tấn công giải phóng miền nam năm 1975, Hoà bình lập lại môn sinh thiếu lâm đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp thể thao của nước nhà , nhiều môn sinh đã giành được huy chương vàng thế giới , tiêu biểu là đào việt lâp huy chương vàng wushu thế giới....
PHẦN II VÕ THUẬT THẾU LÂM
THIẾU LÂM là mộ kho võ thuật vô cùng đồ sộ , ngoài những đường quyền ,ngọn cước cũng như các loại binh khí thiếu lâm còn coá các môn công phu khác như nội công , ngoại công , y dược ....
Trước khi học võ môn sinh được học đạo lấy tinh thần tiên học lễ , hậu học võ .
sau khi võ sinh học đạo xong thì mới bắt đầu luyện võ với phương pháp từ thấp đến cao rừ đơn giản đến phức tạp .
các bài quyền thiếu lâm giúp môn đồ luyện được:
Tâm pháp, tấn pháp , nhãn pháp , thân pháp , quyền pháp ,cước pháp ...
luyện nội công kết hợp với ngoại quyền ,rèn luyện và kết hợp giữa nhu với cương.
Ngoài ra môn phái còn có cách đánh 18 loại binh khí để môn sinh lựa chọn theo học .
Thiếu lâm tự là một môn công phu , khó mà dễ tập , đến với môn phái là đến với nguồn gốc võ thuật , ta thấy gần hơn so với các vị anh hùng võ thuật cổ trong phim ảnh , đến với môn phái là đến với kho tàng võ thuật vo cùng đồ sộ ...chỉ có người tập luyện môn phái này mới thấy hết sự huyền diệu của nó .

PHẦN III GIỚI THIỆU VỀ VÕ ĐƯỜNG THIẾU LÂM TỰ HÀ NỘI VÀ VÕ SƯ VŨ ĐANG HOÀI
1. VÕ ĐƯỜNG
Tại HÀ NỘI môn phái có võ đường tại cung văn hoá hữu nghị do trưởng môn VŨ ĐĂNG HOÀI người được kế thừa tinh hoa võ học của môn phái , được hai vị sư ông là VŨ ĐĂNG THƯỜNG và NGUYỄN VĂN TIẾN(tức cụ CẢ TIỀN) truyền dạy ngoài ra ông còn được gửi sang tôi luyện tại chùa thếu lâm tự TRUNG QUỐC trong 7năm được sư phụ trụ trì trực tiếp truyền dạy sau này ông về đem hết tâm huyết , cũng như tinh hoa võ thuật để truyền dạy cho các đệ tử tại võ đường cung văn hoá hữu nghị.
2. VÕ SƯ VŨ ĐĂNG HOÀI
Võ sư VŨ ĐĂNG HOÀI sinh ngày 28/6/1956 tại BÌNH LỤC HÀ NAM Ông được cụ VŨ ĐĂNG THƯỜNG truyền dạy đây cũng là người cha của ông


VÕ SƯ VŨ ĐĂNG HOÀI sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống võ thuật , vì vậy ngay từ nhỏ ÔNG đã bộc lộ những năng khiếu võ thuật bẩm sinh .
khi Ông lên 7 tuổi đã được cha gửi sang chùa thiếu lâm của tỉnh VÂN NAM , TRUNG QUỐC theo học . Tại đây Ông đã tiếp thu được rất nhiều những tinh hoa của võ thuật THIẾU LÂM và trở thành môn đồ của chùa
năm ông 20 tuổi cụ VŨ Đăng Thường lâm bệnh nặng tưởng như không qua khỏi vì thế ông được gửi đến tập luyện tại võ đường cụ CẢ TIỀN , Nhờ luyện tập võ thuật mà cụ THƯỜNG vượt qua trọng bệnh Ông lại tập với người cha người thầy đầu tiên của mình, đồng thời vẫn theo tập luyện tại võ đường cụ CẢ TIỀN đến khi cụ CẢ TIỀN mất năm 1982 .Cũng trong thời gian luyện tập tại võ đường cụ CẢ TIỀN Ông đã kết hôn cùng con gái thứ tư của cụ ,năm 1990 cụ THƯỜNG mất ông thay cha trông nom võ đường THIẾU LÂM TỰ HÀ NAM cho đến ngày nay . đồng thời Ông cũng thành lập chi nhánh tại cung văn hoá hữu nghị VIỆT XÔ từ khi cung mới thành lập

Từ đó đến nay đã có hàng vạn môn sinh theo Ông luyện tập trong số này đã có rất nhiều người trở thành võ sư
Hiện nay ÔNG sống:
Tại HÀ NAM ĐC: ĐỒN XÁ , BÌNH LỤC HÀ NAM ĐT 0351862147
Tại HÀ NỘI ĐC:29 NGUYỄN TUÂN THANH XUAN,HÀ NỘI ĐT : 048586672
TẠI TP HỒ CHÍ MINH : 922 KHU PHỐ 6 ĐƯỜNG HƯƠNG LỘ2 , PHUỜNG BÌNH TRỊ ĐÔNG A QUẬN BÌNH TÂN :ĐT:0903280510